VĂN HÓA

AI ‘trổ tài’ phục dựng chân dung thần Vệ Nữ và vua David khiến cộng đồng mạng xôn xao

Diễm Chi • 12-09-2023 • Lượt xem: 1961
AI ‘trổ tài’ phục dựng chân dung thần Vệ Nữ và vua David khiến cộng đồng mạng xôn xao

Không còn chỉ là trào lưu trên các nền tảng mạng xã hội, giờ đây, AI còn tham gia biến hóa và phục dựng các bức tượng điêu khắc của những vị vua và vị thần nổi tiếng trong lịch sử.

Xem thêm:

Sự thật đằng sau bức ảnh chụp chung của Leonardo da Vinci và Mona Lisa gây xôn xao mạng xã hội

Hiện nay, khi sử dụng các trang mạng xã hội, chúng ta thường xuyên bắt gặp các trào lưu được thực hiện bởi AI. Một trong số đó không thể không nhắc đến trào lưu sử dụng AI để phác thảo lại một cách sáng tạo những bức hình đã chụp. 

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một khía cạnh nhỏ mà AI thể hiện. Bởi lẽ, có thể nói tính năng này đóng vai trò quan trọng và hữu ích nếu chúng ta biết áp dụng và sử dụng đúng chỗ. Không riêng gì việc tạo trào lưu trên các nền tảng mạng xã hội, AI còn góp phần khôi phục và phác hoạ những bức chân dung nổi tiếng trong lịch sử để mọi người có cơ hội được chiêm ngưỡng.

Nắm bắt được điều đó, mới đây, một nhóm chuyên gia người Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phục dựng và vẽ lại những tác phẩm tượng điêu khắc từ những những vị vua và thần nổi tiếng trong lịch sử.

Để hoàn thành những bức phục dựng từ các pho tượng của thần Vệ Nữ, vua David,... nhóm chuyên gia đã phải nghiên cứu, phục dựng và làm việc chăm chỉ không ngừng nghỉ trong suốt hàng tháng trời. 

Tuy nhiên, để tác phẩm đạt được sự hoàn hảo ở mức độ nhất định và gia tăng hiệu ứng thị giác ở người xem, bên cạnh việc sử dụng AI để phục dựng, các chuyên gia còn sử dụng các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh khác. 

Bên cạnh những chi tiết được sắp đặt để chỉnh sửa riêng, họ đã tái tạo lại màu tóc, chỉnh sửa làm đẹp đôi mắt và một số chi tiết khác trên khuôn mặt theo những cảm nhận cá nhân, nhóm chuyên gia cho biết.

Với sự chuẩn bị tỉ mỉ và đầy chỉnh chu, ngay sau khi những bức chân dung được công bố, công đồng mạng cũng được một phen xôn xao. Những bức ảnh cũng thu về vô số lượt thích, bình luận và chia sẻ. 

Vậy, tại sao những bức ảnh này lại nhận được nhiều sự chú ý đến vậy, sau đây hãy cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm được phục dựng thông qua “phép thuật” của AI.

Vua David

David (1040 – 970 TCN) là một nhân vật lịch sử trong Kinh Thánh và là vị vua thứ hai của vương quốc Israel thống nhất. 

Theo Kinh Thánh Hebrew, David xuất thân là một người chăn cừu bình thường nhưng lại tháo vát và dũng cảm đứng lên đánh bại tên khổng lồ Goliath.

Vào khoảng năm 1010 TCN, David lên ngôi ngay sau khi đã đánh bại được Saul, vị vua trị vì trước đó. 

David cũng được xem là một trong những vị vua quan trọng nhất của lịch sử Do Thái. Có thể nói, ông đã góp công đáng kể trong việc thống nhất các bộ lạc, thống nhất vương quốc Israel và xây dựng một đế chế vững mạnh.

Bên cạnh việc được biết đến như là một vị vua, David còn nổi tiếng với nhiều bài thơ được ghi lại trong sách Thi Thiên với đa dạng các thể loại từ ca ngợi, tạ ơn, xin ơn, đến thể hiện mối quan hệ tâm linh mạnh mẽ của ông với Thiên Chúa.

Cuộc đời và triều đại của David cũng được ghi lại trong Kinh thánh Hebrew và kinh Koran của Hồi giáo như thể hiện một phần quan trọng về sức ảnh hưởng của ông đối với các nền văn hoá - tôn giáo khởi nguồn từ Abraham.

Với tầm ảnh hưởng của mình, trong thời kỳ Phục Hưng, Hy Lạp, La Mã cổ đại, tượng của David cũng được các nghệ sĩ điêu khắc thực hiện dưới nhiều phiên bản khác nhau. Tuy nhiên, có lẽ nổi tiếng nhất trong số đó không thể không gọi tên bức tượng điêu khắc của Michelangelo ở Florence, Ý. 

Có thể nói, đây là một trong những bức tượng tiêu biểu cho đến ngày ngày và thậm chí còn là trong tương lai bởi lẽ không chỉ đáp ứng yếu tố thẩm mỹ cao, bức tượng còn là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc lúc bấy giờ. Có lẽ đây cũng chính là một trong những nguyên nhân tại sao nhóm chuyên gia lại lựa chọn bức tượng này để phục dựng.

Quan sát tác phẩm có thể thấy, vị vua David sao khi được AI phác hoạ lại có phần khác so với bức tượng nguyên mẫu với những lọn tóc uốn xoăn, đôi mắt màu xanh thẫm, vẽ mặt điển trai dẫu có phần hơi cau có.

Thần Vệ Nữ

Thần Vệ Nữ trong tiếng La Mã được gọi là Venus. Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, thần Vệ Nữ được xem tương đương với nữ thần Aphrodite.

Là một vị thần của tình yêu, tình dục và sắc đẹp, tuy nhiên, thần Vệ Nữ lại được miêu tả là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp, cuốn hút, nhưng lại toát ra sự thanh khiết khó tả.

Được xem làm một trong những tác phẩm điêu khắc cổ điển đẹp nhất thế giới và nổi tiếng nhất hiện nay, tượng thần Vệ Nữ ở đảo Milos, Hy Lạp được tìm thấy vào năm 1820. Theo một số tài liệu nghiên cứu, pho tượng được tìm thấy có niên đại khoảng 130 TCN.

Lấy pho tượng làm hình mẫu, thông qua AI, công chúng được một phen xôn xao trước vẻ đẹp không từ ngữ nào có thể miêu tả của thần Vệ Nữ. Quan sát bức ảnh có thể thấy, vị thần của sắc đẹp sở hữu một mái tóc vàng óng, đôi mắt màu xanh với ánh nhìn xa xăm, một chiếc mũi cao thẳng cùng đôi môi đỏ mọng như hớp hồn người nhìn.

Cô gái và đàn hạc

Mặc dù chiếm giữ một chỗ đứng vững chắc trong giới nghệ thuật, dẫu vậy, nguồn gốc về bức tượng cô gái và đàn hạc đến hiện tại vẫn chưa thể xác định một cách chắc chắn. 

Có nhiều giả thuyết được đặt ra xoay quanh về nguồn gốc của bức tượng. Nhiều người cho rằng đây chính là bức tượng của Adilis, tuy nhiên trong lịch sử thần thoại Hy Lạp lại không tồn tại một cái tên như vậy.  Số khác lại cho rằng bức tượng cô gái và đàn hạc chính là Erato, một vị thần chịu trách nhiệm truyền cảm hứng cho những ai đam mê nghệ thuật và khoa học.

Thông qua hình ảnh được công bố, dựa trên nguyên mẫu là bức tượng, có thể thấy, cô gái và đàn hạc đã được AI phục dựng một cách hết sức tinh xảo, vẻ đẹp của cô gái cũng khiến người xem không thể rời mắt.

Bức tượng điêu khắc của Antonio Tantardini

Antonio Tantardini (1819 - 1879) là một nghệ sĩ điêu khắc người Ý thuộc thế kỷ 19. 

Tantardini được biết đến với việc sáng tạo các tác phẩm điêu khắc theo phong cách Neoclassical (Cổ điển mới), một phong cách nghệ thuật phát triển vào thế kỷ 18 và 19 tại Châu Âu. Phong cách này chú trọng đến việc tái hiện các yếu tố và tư duy nghệ thuật từ thời kỳ Cổ điển cổ điển Hy Lạp và La Mã.

Con đường theo đuổi nghệ thuật của ông có thể nói là khá ngắn khi ông qua đời ở tuổi 50. Dẫu vậy, trong xuyên suốt hành trình đó, ông đã không ngừng cố gắng và cống hiến hết mình cho nghệ thuật.

Trong số những tác phẩm của Antonio Tantardini, bức tượng “Người phụ nữ bán thân” là tác phẩm thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Sau khi được AI phục dựng, người con gái hiện ra với một vẻ đẹp tự nhiên, dịu dàng mà lay động lòng người. 

Bức tượng điêu khắc của Gaetano Motelli

Được biết, Gaetano Motelli (1806-1858) là một nghệ sĩ điêu khắc người Ý thuộc thế kỷ 19. 

Trên con đường theo đuổi nghệ thuật của mình, Gaetano Motelli đã để lại cho công chúng nhiều tác phẩm điêu khắc dày công và tỉ mỉ, trong đó, “Cô dâu sợ những bài hát” có lẽ là một trong những bức tượng nổi tiếng nhất của ông.

Có lẽ cũng chính vì vậy mà nhóm chuyên gia đã lựa chọn bức tượng này để AI phục dựng. Kết quả trả về là một bức hình vô cùng sinh động. Dù cô dâu đang nhắm mắt nhưng có thể thấy những đường nét trên khuôn mặt của cô vô cùng hài hoà, tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh. Khác với tên gọi, cô gái lại không có nét sợ hãi, mà thay vào đó là một nét đẹp ngây thơ, trong sáng như một thiên thần.