Thể thao

Du học sinh: Sự thay đổi chóng mặt để thích nghi ở nước ngoài

T. Kiều • 13-05-2018 • Lượt xem: 1430
Du học sinh: Sự thay đổi chóng mặt để thích nghi ở nước ngoài

Một trong những cảm giác mà các du học sinh ít nhiều đã từng trải qua, đó là sự hoài nghi về quyết định đi du học của mình.

Thử nghĩ mà xem, trong khi bạn bè nơi quê nhà đã làm nên ông này, bà kia, yên bề gia thất, hầu bao rủng rỉnh, thì mình vẫn phải cắm mặt đi học, thời gian rảnh thì đi chạy bàn kiếm vài đồng xu lẻ. Cái tuổi 30 càng đến gần, thì một nỗi lo sợ mơ hồ lại càng xâm chiếm.

Có người khi mới đi du học chỉ dự tính ở nước ngoài khoảng 2-3 năm thôi, nhưng rồi kế hoạch thay đổi, hoặc là đổi ngành, hoặc là đổi nghề, chớp mắt đã 8-9 năm xa nhà.

Nhiều người, sau khi học xong đã quyết định về lại Việt Nam vì cảm thấy ngôn ngữ là một trở ngại quá lớn cho việc tìm việc đúng ngành. Vì nói gì thì nói, trừ phi bạn sinh trưởng ở nước ngoài, hay học trung học ở trường quốc tế, tiếng Anh của bạn không thể nào sõi như người bản địa được. Ngay cả khi bạn đạt IELTS 8.0, 9.0 thì thứ tiếng Anh mà bạn sử dụng vẫn là tiếng Anh đã được “chuẩn hoá” để dạy cho người nước ngoài. Bạn vẫn thiếu mất cái cultural insight của người bản địa, vốn rất quan trọng trong những công việc liên quan đến khoa học xã hội, truyền thông hay thậm chí kinh doanh.

Những người chọn ở lại sau khi học xong, phần đông họ phải chấp nhận làm công việc trái ngành, mà phổ biến nhất vẫn là các công việc nhà hàng-khách sạn hoặc bán lẻ.

Nhiều du học sinh khi qua Mỹ như biến thành một con người khác. Từ dáng vẻ thư sinh mảnh khảnh, họ bắt đầu tập gym, cạo đầu, xăm hình, và học thêm tiếng Anh, tiếng Mễ. Nghe nói mỗi ngày họ chỉ ngủ 3 tiếng.

Có những người đi học, đi làm tối mắt tối mũi, không có thời gian cho bản thân, rồi bị trầm cảm lúc nào không hay biết. Khi nhìn thấy những thành quả của du học sinh, những người trong nước có thể tán dương hay ganh tỵ, nhưng họ nào biết những thứ mà các du học sinh đã phải đánh đổi? 

Câu hỏi luôn cần đặt ra ở đây là: Bạn có ổn không?