VĂN HÓA

Giải mã thứ tự 12 con giáp

Hạ Vũ • 28-01-2023 • Lượt xem: 1661
Giải mã thứ tự 12 con giáp

12 con giáp đã là một phần gắn liền với truyền thống văn hóa của nhiều nước châu Á. Theo lịch sử Trung Quốc, quan niệm con giáp được hình thành bởi nhà Tần, được định hình và sắp xếp theo thứ tự bởi nhà Hán, và không thay đổi vị trí cho đến nay. Nhưng đến thời điểm hiện tại, các nhà học giả vẫn chưa thể tìm ra lời giải về cách sắp xếp thứ tự trên về 12 con giáp.

Đã có 3 giả thuyết được các nhà học giả được ra, nhưng họ vẫn chưa thể nào chắc chắn được đâu mới chính là giả thuyết đúng.

Giải thuyết 1: 12 con giáp là được sắp xếp theo thói quen sinh hoạt

Theo tác giả Vương Hữu Quang, người nhà Thanh và là tác giả của quyển Ngô Hạ Ngạn Liên đã nêu lên một số quan điểm. Ông cho biết, không chỉ riêng bản thân mình, mà còn nhiều người cảm thấy cách sắp xếp thứ tự của 12 con giáp rất không hợp lý.

Ông cho biết, Rồng là con vật truyền thuyết, so sánh gần như thần linh; Hổ là con vật dung mãnh, chúa tể Sơn Lâm, tượng trưng cho phong vân, nhưng hai con vật này lại xếp ở giữa và sau Chuột. Ông cho rằng cách sắp xếp này không thỏa đáng vì Chuột là loài nhỏ bé, không thể nào đứng đầu hơn cả Rồng hoặc Hổ.

Tuy nhiên theo dân gian, sự sắp xếp vị trí của 12 con giáp tương ứng với 12 tháng và 12 canh giờ (1 canh giờ tương ứng với 2 tiếng). Do đó, để giải đáp về sự sắp xếp ngàn đời trên, người ta đã căn cứ vào thói quen sinh hoạt của 12 con giáp, ví dụ như:

-  Giờ Tý (11 giờ đêm – 1 giờ sáng): là thời điểm của chuột hoạt động.

-  Giờ Thìn (7 giờ - 9 giờ): là thời điểm rồng đang làm mưa.

-  Giờ Hợi (9 giờ - 11 giờ đêm): là thời điểm heo/lợn ngủ say,

Tuy đây là cách giải thích thú vị nhưng hiện tại vẫn chưa có đầy đủ căn cứ gì gọi là chính xác 100%.  Vì xét theo phương diện thực tế, gà là con vật thường gáy vào buổi sáng sớm, nên không thể tương ứng với thời điểm từ 5 giờ chiếu – 7 giờ tối, thay vào đó giờ Mão lại ứng với thời điểm buổi sáng là 3 giờ - 5 giờ sáng được.

Thứ tự của 12 con giáp được căn cứ vào thói quen sinh hoạt của từng loài (Hình ảnh: Internet)

Giả thuyết 2: Xếp theo nguyên tắc âm – dương

Theo nhận định của một người có tên là Hồng Tốn, người nhà Tốn, cho biết 12 con giáp được chia là 2 phần âm và dương, trong đó dương là xếp theo thứ tự lẻ, như: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. Còn âm được xếp theo thứ tự chẵn, như: Sửu, Mẹo, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi.

Cách sắp xếp của Hồng Tốn chính là dựa vào lý thuyết của từ số móng vuốt của từng con giáp ứng với cách đếm chẵn lẻ âm dương, được ghi chép cụ thể trong quyển “Dương Cốc mạn lục”. Cụ thể như sau:

Chuột, hổ, rồng, khỉ, chó có 5 ngón và Ngựa có 1 móng, nên được xếp vào nhóm số lẻ. Trâu, thỏ, dê, gà, lợn có 4 vuốt nên sắp vào nhóm chẵn. Tuy đó, còn hai con vật là chuột và rắn. Do rắn là loài bò sát, không chân, lưỡi tách đôi thành 2 phần, nên được xếp vào nhóm số chẵn. Còn chuột, thuộc dạng đặc biệt, vì chân trước có 4 ngón, chân sau có 5 ngón và canh Tý từ 11 giờ đêm là giờ âm đến 1 giờ sáng là giờ dương. Do vậy, Chuột được gắn vào giờ Tý và đứng đầu trong 12 con giáp.

12 con giáp được sắp xếp theo nguyên tắc âm dương và canh giờ tương ứng (Hình ảnh: Internet)

Giả thuyết 3: Căn cứ vào truyền thuyết dân gian

Theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc, Ngọc Hoàng ban lệnh chọn 12 con giáp làm thần đại diện cho mỗi năm. Vào đúng ngày thi hành nghi lễ nhận vị trí, Chuột và Trâu là 2 con vật lên sớm nhất, nhưng Chuột đã nhảy xuống vạch đích từ lưng Trâu và nên nó được phong là con vật đứng đầu trong 12 con giáp.

Chuột được xếp đứng đầu trong 12 con giáp theo truyền thuyết dân gian (Hình ảnh: Internet)

Song truyền thuyết dân gian cho rằng, ngày xưa, người dân lấy nông làm gốc, nhà chuột chuyên đi phá hoại, gạo thóc đều bị nó ăn sạch. Người dân tìm đủ mọi cách nhưng không thể nào tiêu diệt được loài chuột. Vì vậy, người Trung Quốc xưa cho rằng Chuột là loài quá tinh ranh và thông minh nhất hơn trong số các loại vật khác, nên họ đã xếp nó ở vị trí đầu trong 12 con giáp.