VĂN HÓA

Nghề may áo dài hiện đại trong mắt nhà văn Canada

Quyên Hà • 17-09-2020 • Lượt xem: 1807
Nghề may áo dài hiện đại trong mắt nhà văn Canada

Áo dài là biểu tượng nữ tính của Việt Nam, ngay cả khi thế giới hiện đại làm thay đổi lối sống truyền thống, áo dài có thể coi là tiêu chuẩn của sự duyên dáng và tinh tế.

Nhà văn Úc Mathew Pike đã phỏng vấn hai nghệ nhân may áo dài lâu năm, để tìm hiểu cách thức làm nên những bộ trang phục tuyệt đẹp này.

Nhà may Tân Nghiệp

Chị Thảo kế thừa cửa hàng 70 năm tuổi từ cha mình đã từ hơn 30 về trước. Dù cuộc sống xung quanh liên tục thay đổi, chị Thảo vẫn sử dụng chiếc thước gỗ mà ba chị đã dùng. Kể ra, cái thước có tuổi đời còn lớn hơn chị.

Theo chị Thảo, thời gian trung bình cho một bộ áo dài thông thường là 3 giờ, bao gồm lấy số đo khách hàng, đo vải, cắt vải, may vải, may ráp và thêm phụ kiện.

Nếu khách hàng muốn thêm họa tiết hay thêu tay, thời gian sẽ tăng lên đáng kể. Với khách hàng cần áo dài ngay trong ngày, chị vẫn làm được, nhưng thời gian trung bình từ khi đặt may đến khi nhận được là 10 ngày.

Đo và cắt

Đôi khi khách hàng tự mang vải tới, nhưng thông thường họ sẽ chọn vải bán sẵn trong cửa hàng. Sau khi lấy số đo của khách, chị Thảo sẽ cắt những miếng cần thiết, để chắc chắn rằng không bị thừa nhiều vải.

Vì vải lụa thường trơn và dễ nhăn, thợ may phải dùng thước gỗ làm phẳng những nếp gấp trước khi cắt. Không có thước, các đường cắt sẽ không thẳng. Kỹ thuật cắt – và cả bản thân cây kéo – sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nhà may của chị Mai: Cuộc

Bà Mai trưng bày những miếng vải phù hợp với phong cách và sở thích của nhiều thế hệ, để bắt kịp với nhu cầu thay đổi liên tục của những khách hàng của bà. Xu hướng mới nhất của Tết năm nay, theo bà, là màu sắc rực rỡ với họa tiết thêu hoa.

Nhưng màu sắc và họa tiết chỉ là một phần của câu chuyện. Bà Mai còn phải cập nhật tất cả các phong cách mới nổi. Từ độ dài của tà áo đến dáng áo, áo dài đã trải qua rất nhiều thay đổi trong thế kỷ vừa qua, và những chủ shop như bà Mai phải nắm bắt được để phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng.

Khâu và hoàn thiện

May áo dài thường cần đến sự góp sức của một nhóm thợ. Bà Mai thuê 4 thợ may làm trong tiệm và hi vọng sẽ thuê thêm trong tương lai. Những thợ phụ này sẽ chịu trách nhiệm cho những phần khác nhau của áo dài: cổ áo, tay áo, tà trước và tà sau, đường mai, eo, khuy bấm và quần.

Một khi các mảnh được may lại với nhau, họ sẽ thêm các chi tiết trang trí mà khách hàng yêu cầu. Đây có thể coi là một trong những khâu tốn thời gian nhất trong các công đoạn, nhiều bức thêu tay có thể mất đến 20 ngày mới hoàn thành.

Một vài ngày trước khi giao đồ, khách hàng sẽ tới thử áo để các thợ may chỉnh sửa lần cuối. Theo bà Mai, một chiếc áo dài thông thường cần từ 7 đến 10 ngày, tùy thuộc vào thời gian trong năm. Tiệm của bà bận rộn nhất là vào mùa cưới, mùa tựu trường và những tháng du lịch cao điểm và sau đó là Tết.

Lịch sử tiến hóa của Áo dài

Áo dài đã trải qua những thay đổi lớn lao qua nhiều năm và vẫn luôn xếp hàng đầu trong ngành công nghiệp thời trang ở Việt Nam, nó trở thành chủ đề của cải cách chính trị và cá tính văn hóa từ khi nhà Nguyễn đón nhận văn hóa đại chúng.

Diện mạo đầu tiên của áo dài: Trước triều Nguyễn

Trên thực tế, không ai chắc chắn 100% áo dài xuất hiện lần đầu là khi nào và bắt nguồn từ đâu, nhưng có những ghi chép lịch sử đủ cho vài gợi ý. Một vài ghi chép khẳng định chiếc áo này xuất hiện lần đầu tiên từ rất sớm, ngay từ năm 38 – 42 sau công nguyên, được giới thiệu bởi Hai Bà Trưng, những người dẫn đầu cuộc khởi nghĩa chống quân Hán, đánh dấu nền độc lập đầu tiên của Việt Nam.

Cải cách áo dài thế kỷ 19: Áo ngũ thân

Thế kỷ 19 chứng kiến giai đoạn cải tiến đáng kể đầu tiên của áo dài, loại trang phục được mặc chủ yếu thời kỳ này được gọi là Áo Ngũ Thân. Nhưng nó khác biệt ra sao với Áo Dài ngày nay?

Trang phục phổ biến nhất trong những năm 1800 có lẽ là áo choàng 5 tà. Thiết kế này gồm có 2 tà phía sau, 2 tà phía trước và một dải chắn nhỏ bên dưới tà phía trước. Đây cũng là trang phục đầu tiên có khe hở hai bên hông, chi tiết ngày nay vẫn được giữ trong thiết kế áo dài hiện đại.

Không như những thiết kế gần đây, áo ngũ thân rộng rãi hơn và ngắn hơn nhiều so với chiều dài hiện nay.

Thế kỷ 20: Ảnh hưởng của thiết kế Phương Tây

Trong thời kỳ Pháp đô hộ, thời trang Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng của thiết kế phương tây và tạo ra những xu hướng mới. Cải tiến lớn nhất trong lịch sử áo dài được tạo ra bởi một người phụ nữ Hà Nội tên Cát Tường hay còn được biết đến với cái tên Le Mur.

Thiết kế của bà đem lại những cải tiến đáng kể cho áo dài, nhằm đem lại diện mạo hiện đại cho chúng. Bà tạo ra những thiết kế ôm sát cơ thể hơn và vừa vặn cho dáng người phụ nữ Việt Nam, nâng cao vai, để tà áo dài chạm đất và lựa chọn màu sắc tươi sáng hơn. Nói một cách khác, bà đã khiến áo dài gợi cảm hơn, ưa nhìn hơn và lên dáng đẹp hơn.

Áo dài ngày nay

Áo dài ngày nay vẫn là biểu tượng của sự kiều diễm, là vẻ đẹp và tự hào văn hóa. Mặc dù có rất nhiều truyền thống đang dần đi vào lãng quên, những bộ áo dài Việt Nam đã và vẫn đang được gìn giữ qua nhiều thế hệ, mãi mãi là trang phục dân tộc đại diện cho nét duyên dáng của người Phụ nữ Việt.

 Theo The Culture Trip và Vietcetera