VĂN HÓA

'Sách nói', xu hướng sách mới trong năm 2023

Bá Phúc • 09-01-2023 • Lượt xem: 989
'Sách nói',  xu hướng sách mới trong năm 2023

Nhìn lại sự phát triển của công nghệ qua từng thời kỳ, cùng với những nhu cầu lợi ích của người dùng hiện nay trong việc thay đổi tư duy, góc nhìn và mở rộng phạm vi độ tuổi..., thị trường sách nói đã được hình thành và sẽ trở thành xu hướng mới trong năm 2023.

 

Theo Insider Intelligence, từ năm 2020, số lượng người trên thế giới, sử dụng các nền tảng âm thanh trực tuyến, chiếm tỉ lệ rất cao. Và cho tới năm 2023, số lượng người dùng hiện tại đã đạt đến mức 465 triệu người. Insider Intelligence dự đoán, với số lượng người dùng ngày càng đông, các nền tảng âm thanh trực tuyến có thể đạt doanh thu trên thị trường toàn cầu là khoảng 2,74 tỷ USD ở vào năm 2025. Đáng chú ý nhất, sách nói đang nền tảng đang thu hút không ít người dùng.

Nhờ vào việc truyền tải thông điệp bằng âm thanh, sách nói đã và đang tiếp cận với nhiều người có thói quen đọc sách. Họ có thể sử dụng sách nói ở bất kỳ đâu với nhiều thể loại khác nhau như: giải trí, nghiên cứu, tìm kiếm thông tin, …. Và trong năm 2023, sách nói sẽ là xu hướng phát triển của giai đoạn tiếp cận và đem tư duy mới tới người dùng.

Phát triển sách nói cho trẻ

Tính từ năm 2021, theo tờ báo The National Literacy, đã có 18% trong số 42.000 trẻ từ 3 – 5 tuổi tại Mỹ, thường xuyên nghe sách nói trong khi kỹ năng đọc vẫn còn nằm ở mức hạn chế. Tuy nhiên, tỷ lệ trên sẽ giảm dần khi độ tuổi của trẻ phát triển và trở thành độc giả độc lập ở giai đoạn 10 – 18 tuổi.

Nhìn vào con số thống kê trên, sách nói đã chứng minh sức mạnh của vị thế của mình đối với nhiều người, nhất là những trẻ em đang trong giai đoạn phát triển khả năng đọc.  Nhờ vào sách nói, nhất là ở trẻ em sẽ dễ dàng tiếp cận được nhiều thể loại truyện và vốn kiến thức sâu rộng của thế giới.

Tuy nhiên, sách nói dành cho trẻ em ở Việt Nam, nhiều nhất là cắc tác phẩm văn học phổ thông hoặc tự truyện của nhiều tác giả nổi tiếng thế giới. Và nhắm vào mục tiêu mở rộng, thị trường sách sẽ bổ sung thêm nhiều tác phẩm, chứa những nội dung gần gũi, đơn giản, xúc tích và hơn hết, tiếp cận được nhiều đối tượng ở các độ tuổi khác nhau hơn nữa.

Sách nói giúp phát triển sớm nhiều kỹ năng sống và kiến thức cho trẻ (Hình ảnh: Internet)

Tập trung vào các thể loại sách dạy kỹ năng sống

Hiện nay, sách nói đang rất phổ biến ở thị trường Việt Nam, trong đó phải nhắc đến một số nền tảng được nhiều người dùng nhất là Fonos và VozFM. Với chức năng phát thông điệp qua tần số âm thanh, hai nền tảng trên đã chiếm lượt nghe nhiều nhất, khi chọn lựa đúng sách, đúng tâm lý người dùng như: sách về kỹ năng sống, phong cách sống hay sách thiền định. Với cơ chế truyền đạt nội dung nhẹ nhàng, sách nói về kỹ năng đã đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng trong việc tìm hiểu, tích lũy kinh nghiệm sống, hoặc đơn giản là thư giãn, giải tỏa đầu óc.

Những thể loại dạy kỹ năng sống trên sách nói được người dùng quan tâm nhất (Hình ảnh: Internet)

Tạo không gian kể chuyện dành cho người dùng

Những hình thức podcast rất dễ tìm thấy trên các phương tiện sách nói, dựa trên kỹ năng kể chuyện. Với hình thức này, sách nói đã tạo ra một không gian tự nhiên cho việc đọc và lắng nghe của người dùng, từ đó tạo ra một môi trường dễ chịu và có sự tương tác qua lại. Đặc biệt, người dùng sẽ không phải tuân thủ đúng những quy tắc của một người làm sách nói thông thường. Mà ở đây, với hình thứ podcast, người dùng có thể hóa thân hoặc tự tạo ra nhân vật từ chính câu chuyện hay trải nghiệm của bản thân.

Podcast, dạng sách nói tạo không gian cho người dùng (Hình ảnh: Internet)

Tóm lại, năm 2023, nền tảng công nghệ sách nói hứa hẹn sẽ là một yếu tố công nghệ âm thanh trực tuyến, giúp chữa lành tâm hồn cũng như kết nối và chia sẻ, đồng cảm từ nhiều câu chuyện của người dùng ở khắp nơi trên thế giới qua hình thức podcast.