Từng có lúc tôi mang tặng hàng thùng giấm để mong nhận được hồi âm

Đó là tâm sự của chị Bạch Thị Kim Ngân – Người sáng lập thương hiệu Giấm Kim Ngân. Giờ đây, khi từ một cô giáo làng trở thành giám đốc Công ty TNHH TM Ngân Giang, bước chân vào lĩnh vực kinh doanh nhiều gian khó, lại chọn một loại hình thức cũng vô vàn thử thách, chị đã có cho riêng mình câu chuyện và cẩm nang riêng biệt để có thể tiến xa hơn vào việc chinh phục khách hàng và định danh thương hiệu.

Bắc Giang – Một tỉnh miền Bắc với đặc trưng về vải thiều, nổi tiếng cả nước. Mỗi năm, khi mùa vải tới, nơi này mang đến cho thị trường khắp Bắc Trung Nam những trái vải đầu mùa thơm ngon, căng mọng và thỏa biết bao cơn thèm của người tiêu dùng. Nhưng cũng xứ sở của trái vải tươi ngon, đậm mồ hôi công sức của người nông dân trồng vải, có nhiều năm vải rơi vào mất mùa. Mất mùa không phải vì vải xấu, vải không đơm hoa kết trái, mà chính vì không có cách nào tiêu thụ sang thị trường nước ngoài. Người nông dân cứ ngơ ngác tìm giải pháp trong vô vọng. Trái vải từ tươi ngon thành úa hỏng. Nhìn cảnh ấy, gần mười năm trước, một cô giáo dạy Hóa, thay vì đứng trên bục giảng, lại trăn trở và quyết liệt tìm một giải pháp cứu vải.

Và câu chuyện của chị, tất nhiên, lại mở ra bởi thách thức không ngừng!

Trên thị trường Việt Nam cũng như nước ngoài, thương hiệu dấm Kim Ngân đã được biết đến. Câu chuyện của chị bắt đầu như thế nào?

Năm 2013 vải thiều Lục Ngạn rất được mùa nhưng do phía Trung Quốc cũng được mùa nên không có người thu mua và giá rớt thảm hại. Trong những ngày nghỉ hè tôi nghĩ nếu trái vải không được chế biến theo nhiều cách mà hoàn toàn chỉ bán quả tươi thì không thể tránh khỏi tình trạng được mua mất giá nên tôi mày mò tìm cách lên men trái vải để làm giấm. Thời điểm đó, thị trường giấm của Việt Nam chủ yếu là giấm pha chế từ axit, còn giấm trái cây thì phải nhập khẩu rất đắt tiền. Sau 6 tháng tìm hiểu và áp dụng kiến thức về hóa học hữu cơ từ những ngày còn học ở trường đại học cùng với từ thực tế, mẻ giấm vải đầu tiên của tôi được tạo thành. Màu của giấm vàng ánh như hổ phách, mùi thơm lan tỏa, vị chua dịu nhẹ dùng với các món ăn như nước chấm nộm trộn pha đồ uống rất ngon.

Thành công ở mẻ giấm đầu tiên nhưng lại là bắt đầu cho chuỗi ngày gian khó sau đó. Lúc đó chị gặp phải những trở ngại gì và chị khắc phục nó ra sao?

Tạo ra sản phẩm là cả một quá trình công phu nhưng biến sản phẩm thành thương hiệu, hàng hóa thì vô cùng khó khăn. Vì sản phẩm của tôi hoàn toàn tự nhiên nên đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối, nếu không sẽ bị hỏng ngay. Chưa kể đến các vấn đề về đầu tư nguyên vật liệu, dây chuyền sản xuất sao cho phù hợp hiệu quả và trong khả năng tài chính cho phép.

Những ngày đầu khi tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm cho mọi người dùng thử, rất nhiều người thích đã mua sản phẩm nhưng đó chỉ là sự thành công bước đầu. Thực tế sản phẩm ra thị trường thì không hề đơn giản. Sản phẩm mới không có thương hiệu, bao bì xấu không bắt mắt, chất lượng sản phẩm chưa ổn định… là những điều khiến tôi trăn trở. Tôi cho nhân viên thị trường đi khắp các tỉnh phía bắc bán sản phẩm. Nhân viên của chúng tôi đi từng tỉnh từ Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội và đã có nhiều đơn đặt hàng trở lại nhưng vẫn rất khó khăn.

Không thể ngày một ngày hai khách hàng đón nhận. Tôi đã gửi lên sản phẩm lên một câu lạc bộ mà tôi tham gia. Tôi viết về tâm huyết tạo dựng sản phẩm và mong muốn được tặng mọi người. Cứ ai ở mọi vùng trên đất nước muốn thử sản phẩm Giấm Kim Ngân tôi đều gửi tặng. Đã rất nhiều thùng giấm được gửi đi. Sau gần 10 ngày bắt đầu có người phản hồi khen sản phẩm và đặt hàng. Những năm trước việc gửi sản phẩm là chất lỏng rất khó khăn, cước phí giá thành cao đội giá nhiều. Nhưng rất nhiều người tâm huyết đứng ra phân phối sản phẩm và đặc biệt trong Câu Lạc Bộ có chương trình “Áo ấm mùa đông cho trẻ vùng cao”, nhiều thanh niên đã tình nguyện tham gia chương trình, họ mua sản phẩm bán tới tay người tiêu dùng trên cả nước. Lợi nhuận thu được sẽ dành để mua áo ấm cho trẻ vùng cao.

Sau sự kiện đó, sản phẩm giấm của tôi đã được nhiều người biết đến và đặc biệt, ngoài việc biết sơ qua, giờ đây họ đã quan tâm và đã có nhiều nhà phân phối chủ động liên hệ đặt hàng.

Từ một cô giáo quen đứng trên bục giảng, môi trường là giáo án, học sinh và các bài giảng. Nhưng chị lại quyết định rẽ lối sang kinh doanh, chị vượt qua sự khác biệt về môi trường như thế nào để có thể đạt được thành công như hôm nay?

Giai đoạn đầu rất khó khăn vì tôi không hề biết gì về thương trường. Tôi không có điều kiện để tìm những người chuyên nghiệp giúp, cứ từng bước học hỏi và thay đổi. Nhưng với kinh nghiệp của một cô giáo lại có thể mang lại nhiều điều thuận lợi trong thương thuyết và đàm phán. Ví dụ như từ xe chở hàng lẽ ra họ lấy rất cao nhưng tôi có nói: Em mới khởi nghiệp muốn đưa sản phẩm của quê hương đến mọi miền tổ quốc giá nhà xe đưa ra là hoàn toàn hợp lý nhưng với khả năng hiện tại thì sẽ khó trụ được. Nghe xong, nhà xe họ chỉ lấy giá bằng 1/3 giá thị trường…

Làm kinh doanh nhưng mình vẫn đưa vào đó cái tình cái tâm của một giáo viên và kết hợp hài hòa với nhà sản xuất. Tôi không đặt mục tiêu lợi nhuận làm hàng đầu mà đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Vì còn nhiều cái cần bổ sung, nên phương châm của tôi là lắng nghe ý kiến của khách hàng, liên tục cập nhật học hỏi và thay đổi. Đó có phải là những “mấu chốt” thú vị để một “doanh nhân cô giáo” đã ra đời?

Đứng trên cương vị một giáo viên tôi lại thấy may mắn vì đã là một doanh nhân biết kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn cuộc sống nên trong giảng dạy tôi có thêm kiến thức thực tiễn để áp dụng cho học sinh. Tất nhiên một người để làm tròn 2 cương vị cũng gặp rất nhiều khó khăn, bản thân mình phải cố gắng rất nhiều. Cũng may tôi luôn nhận được sự giúp đỡ ủng hộ của mọi người xung quanh.

Khó khăn chồng chất khó khăn. Chỉ người trong cuộc mới hiểu được nỗi cơ cực của nhà sản xuất, đặc biệt là nhà sản xuất khởi nghiệp.

Có được thành công bước đầu như ngày hôm nay, khi sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn là nhờ công lớn của tấm lòng người Việt, của người tiêu dùng, của nhưng nhà phân phối, đã cho sản phẩm một cơ hội để thay đổi đi dần vào thị trường.

Cảm xúc của chị như thế nào khi ngày đầu tiên tạo ra sản phẩm thành công và khi sản phẩm đến với người tiêu dùng?

Ngay ngày đầu khi tạo ra sản phẩm thành công cảm xúc rất hạnh phúc, chỉ nghĩ đơn giản từ nay có giấm ngon cho gia đình và người thân sử dụng an toàn cho sức khỏe. Sau đó nhiều người khuyên sản phẩm tốt như vậy sao không đưa ra thị trường. Đúng là được người tiêu dùng đón nhận không hề dẽ dàng. Những ngày đầu khi bán được những sản phẩm đầu tiên, mình trân trọng những đồng tiền đó, cất rất kỹ thi thoảng lại bỏ ra ngắm. Cảm giác sản phẩm mình làm ra được khách hàng trả cho mình những đồng tiền dù không nhiều nhưng hạnh phúc đem lại rất khó diễn tả.

Giấm – Thực sự với người Việt Nam không hề xa lạ. Người ta dùng trong sinh hoạt hàng ngày, trong nấu nướng… nhưng lại rất ít khi lắng nghe những giá trị nó mang lại. Riêng dòng giấm vải, có những tính năng vượt trội gì? Nhất là với sức khỏe?

Giấm đối với người Việt gần như rất tầm thường thực ra trước đó chúng ta có giấm gạo từ rượu nhạt để chua nhưng chỉ hàng xóm cho nhau chứ ít mua bán. Còn giấm tự nhiên để thành thương hiệu đóng chai thì không hề dễ dàng vì đặc tính của giấm liên tục lên men nên khó bảo quản, đóng chai. Chính vì vậy các sản phảm giấm pha chế từ hóa học đơn giản rẻ tiền được bán tràn lan trên thị trường làm cho người dân quên mất những tác dụng to lớn mà giấm mang lại trong cuộc sống.

Do đó, giấm lên men từ trái cây với mật ong từ vải, táo mèo, táo xanh mơ kết hợp với mật ong của giấm Kim Ngân là sự kết hợp từ thành phần của trái cây, các vitamin, các axit amin trong quả cùng mật ong được lên men và lão hóa bão hòa rất tốt cho sức khỏe, giúp cung cấp các vi lượng cần thiết cho cơ thể.

Giấm có tính sát khuẩn kháng viêm giảm sưng tấy đau nhức nên có thể sử dụng trong phòng ngừa bệnh viêm nhiễm giảm đau. Giấm thường sử dụng đào thải mỡ máu giảm béo hỗ trợ người tiểu đường rất hiệu quả.

 

Đặc trưng của Lục Ngạn là vải và chị dùng giấm vải để chinh phục thị trường? Hay còn có một ý tưởng khác mang giá trị văn hóa trong sản phẩm của mình?

Lục Ngạn ngoài vải thiều còn rất nhiều cây ăn trái khác như cam, táo… Hiện người dân đã biết kết hợp giữa khoa học kỹ thuật và sự chăm chỉ cần cù cộng với thiên nhiên ưu đãi để tạo ra trái cây chất lượng rất cao. Nhưng việc tiêu thụ trái cây tươi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Tôi cũng muốn góp một phần nhỏ bé của mình tạo thêm một sản phẩm cho Lục Ngạn để từ sản phẩm ấy mà nhiều người biết đến quê hương tôi hơn. Người nước ngoài  họ quan tâm đến sản phẩm và quá trình làm ra sản.

Từ cái tâm cái tình của nhà sản xuất, tôi muốn góp tiếng nói vào sản phẩm riêng của quê hương và chung các sản phẩm của Việt nam. Hãy tin là người Việt chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng sánh ngang với thế giới.

Khó khăn lớn nhất của chị hiện nay khi dinh doanh giấm là gì? Mục đích của chị có sẵn sàng mở rộng hướng tiêu thụ cho các hộ dân ở quê hương mình?

Khó khăn lớn nhất là thói quen tiêu dùng của người dân. Việc thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm tự nhiên không hề dễ dàng. Ví dụ họ có thể chấp nhận mua thuốc giảm đau mặc dù biết có những hệ lụy khôn lường nhưng không dám thử việc giảm đau từ giấm. Mọi người không hiểu hết về giá trị của giấm đem lại và không phân biệt được giấm pha chế với giấm lên men tự nhiên. Với những người có điều kiện thì lại sính hàng ngoại nên việc đưa sản phẩm vào thị trường không hề dễ dàng. Thị trường Việt Nam có nhiều nguyên liệu để thay thế giấm nên mức tiêu dùng không cao.

Bản thân tôi còn rất nhỏ bé tôi không dám ước mơ to lớn chỉ muốn làm được điều nhỏ nhoi cho quê hương tạo ra sản phẩm được người tiêu dùng dần dần đón nhận.

Khi phát triển ngành này, chị đã phải kiên trì với từng đơn hàng lẻ và giờ đây có thể xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Đó hẳn nhiên là một quá trình rất dài và nhiều mồ hôi công sức. Có thể chia sẻ về sự phủ sóng của các dòng sản phẩm giấm hiện nay của chị?

Những khó khăn chồng chất khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được. Từ sản xuất thử nghiệm khi đưa ra sản xuất đại trà đã là khó khăn rất lớn về chất lượng sản phẩm, về bao bì sao để khách hàng chấp nhận trong điều kiện có hạn. Nhưng quyết tâm thì cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra.

Hiện sản phẩm giấm Kim Ngân có 5 dòng sản phẩm: giấm vải, giấm táo xanh, giấm táo mèo, giấm mơ và giấm tởi ớt đã có mặt trên nhiều hệ thống siêu thị trên cả nước như Vinmart, Aeon, BigC…. Tại các cửa hàng của nhiều tỉnh thành như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Đà Nẵng, Huế, Bình Dương……

Để kinh doanh lâu dài, kinh doanh được và kinh doanh thành công, chị đã đúc rút được những gì?

Việc sản xuất kinh doanh không hề đơn giản. Thứ nhất phải tạo ra sản phẩm có tính đột phá đi trước thời đại, không quá quan trong tiền bạc. Trong những năm đầu cố gắng duy trì để tồn tại được. Với sản xuất về nông nghiệp gặp rất nhiều rủi ro. Nếu chất lượng sản phẩm không tốt giá thành cao khách hàng chỉ ủng hộ một lần chứ không thể đi vào thị trường được. Muốn thành công từ chất lượng sản phẩm đến hình thức và đưa sản phẩm ra thị trường là cả một quá trình lâu dài, kiên trì bền bỉ. Cơ bản phải có sự chung tay của cộng đồng. Vì nếu người dân không mở lòng cho những sản phẩm Việt thì sản phẩm sẽ chết ngay trong trứng  nước. Ngoài ra, nếu chúng ta ỷ lại vào sự ủng hộ mà không nỗ lực phát triển thì sẽ không thể được người tiêu dùng đón nhận.

Và Hôm nay sẽ là giấc mơ của ngày hôm qua!

Xin cảm ơn chị!

Từ giấm vải, chị Kim Ngân chia sẻ với bạn đọc 5 công thức trị bệnh hữu hiệu:

Công thức trị bệnh gai gót chân từ giấm, bệnh bong gân sưng tấy:

– Giấm Kim Ngân: 3 lít, muối: 10g. Đun nóng giấm, ngâm chân vào khoảng 30 phút mỗi ngày liên tục trong một tháng. Bệnh gai gót chân sẽ khỏi. Bong gân chỉ sau 5 lần sẽ giảm đau và khỏi hẳn.

Trị bệnh viêm họng:

Giấm pha loãng với muối hoặc mật ong súc miệng hàng ngày. Họng không bị viêm khỏi bệnh hôi miệng và khản tiếng sẽ khỏi.

Trị mụn nhọt:

Thấp giấm vào bông đắp lên chỗ viêm để qua đêm mụn mới sẽ lặn còn mụn sưng sẽ thu nhỏ lại và đỡ sưng tấy.

Trị bệnh tiểu đường tuyp 2:

– Mỗi ngày uống 30ml giấm Kim Ngân chia 2 lần pha loãng với 500ml nước. Giấm sẽ giúp người bệnh tạo ra insulin.

Trị bệnh mỡ máu, giảm cân:

-Uống 30ml giấm hòa loãng với nước hoặc mật ong, uống liên tục vài tháng.