ĐỜI SỐNG

5 nền văn hóa thú vị ở Đông Nam Á

Ngọc Hà • 23-07-2023 • Lượt xem: 1198
5 nền văn hóa thú vị ở Đông Nam Á

Đông Nam Á trong mắt khách du lịch thế giới là một vùng đất đầy những điều bí ẩn khiến con người ta tò mò. 5 nền văn hóa ở Đông Nam Á này đã tạo ra sức hút mạnh mẽ mà bất cứ khách du lịch nào cũng muốn khám phá.

Rungus, Sabah

Bởi vì những người trẻ tuổi đổ xô đến các thành phố lớn để kiếm việc làm, cho nên tương lai có vẻ ảm đạm đối với các nhóm sắc tộc địa phương như tộc người Rungus - một trong những bộ lạc sống gần mũi Borneo ở Sabah, vùng gần Malaysia của hòn đảo. Nhưng du lịch có thể cứu vãn nền văn hóa của người dân địa phương bằng cách khuyến khích họ khôi phục các nghề thủ công truyền thống như múa, đánh chiêng, thổi sáo mũi và xây dựng những ngôi nhà dài truyền thống. 

Phần lớn cuộc sống nơi đó xoay quanh tự cung tự cấp thức ăn hàng ngày, các loại cây thực phẩm được trồng trên đất thuộc sở hữu của gia đình và được chế biến tươi mỗi ngày bao gồm: gạo, nhiều loại rau xanh, tất nhiên là cá đánh bắt ở biển gần đó và thịt gà. Không món nào đặc biệt cay nhưng rất ngon và no lâu.

Ở ngôi làng Kampung Sumangkap gần đó, những người thợ làm cồng chiêng dùng búa và uốn những tấm kẽm thành những nhạc cụ có độ rung và đường cong hoàn hảo. Những kỹ năng truyền thống này rất quan trọng, bởi vì chiêng là nhạc cụ được đánh giá cao nhất trong văn hóa Rungus và được sử dụng cho tất cả các sự kiện lớn. 

Tuy nhiên, chiêng cũng đã từng phải đối mặt với một tương lai mờ mịt cho đến khi người Rungus nhận ra rằng du khách sẽ hứng thú với việc chế tạo cồng chiêng và mua cồng chiêng để mang về nhà. Điều này mang lại thu nhập thiết yếu cho người dân nơi đây.

Với sự phát triển của du lịch ở Sabah, dân làng giờ đây có thể kiếm thêm thu nhập bằng các nghề thủ công truyền thống, không những chế tạo cồng chiêng, mà còn có thể xâu bán các chuỗi hạt, tổ chức khiêu vũ, ca hát, thổi sáo mũi và duy trì các ngôi nhà dài. Trong khi đó, những người trẻ tuổi đã di cư đến các thành phố, giờ đây họ có thể chọn ở gần nhà hơn vì đã có việc làm.

Cộng đồng người Thái dâng fanta đỏ cho Chúa

Du khách bị thu hút bởi những chai fanta màu đỏ đặt trước các tượng thần, tượng Chúa. Đây là một trong những nét văn hóa thú vị ở nhiều nơi trên khắp thế giới mà du khách có thể bắt gặp.

Ở gần bức tượng Ganesha trước một trung tâm thương mại ở Bangkok, người Thái thường dâng một chai fanta màu đỏ để thờ cúng như một nghi lễ. Đôi khi fanta được dâng cùng các vật phẩm khác như một bát trứng và hoa.

Văn hóa truyền thống của Thái Lan bắt nguồn từ tiểu lục địa Ấn Độ. Trong hàng ngàn năm, trong các lễ hiến tế cho các vị thần và ma quỷ, các lễ vật  bao gồm con người, động vật và máu là một phần không thể thiếu để làm hài lòng các linh hồn và ngăn họ can thiệp vào cuộc sống của những người dân phàm trần. Khi các nền văn minh phát triển, tại một số thời điểm, những sự hy sinh để hiến tế như vậy đã bị cấm. Và mỗi khu vực phát triển đã hình thành một giải pháp thay thế.

Ở Thái Lan, tập tục được nổi lên dưới dạng fanta đỏ, có màu rất gần với máu. Và cộng đồng người Thái hiện đại bắt đầu dâng fanta đỏ cho các vị thần. Trên thực tế, Thái Lan là một trong những quốc gia tiêu thụ Red Fanta cao nhất hiện nay. Hầu hết trong số đó thực sự được dùng để dâng cho các vị thần. Điều thú vị là, nếu một người Thái uống fanta đỏ, anh ta sẽ bị người xung quanh mình nịnh nọt và cười đùa vì có “triệu chứng yêu quái”.

Bộ tộc Akhu, Kengtung Myanmar

Kengtung (hay Kyaing Tong) nằm ở Bang Shan của Myanmar và đây là một trong những nơi tốt nhất để ghé thăm nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sự đa dạng văn hóa của Myanmar (nơi có hơn một trăm nhóm dân tộc khác nhau ở Myanmar). Quận Kengtung là một phần của tam giác vàng Đông Nam Á. Do đó, có nhiều ảnh hưởng khác nhau từ các quốc gia lân cận và một số bộ lạc địa phương cũng có thể được nhìn thấy sinh sống ở các quốc gia xung quanh.

Phụ nữ Akhu được biết đến với những điếu thuốc làm bằng chiếc ống tre dài, họ thích hút và sẽ vui vẻ trình diễn cho khách. Họ đội khăn đội đầu màu đen (tương tự như khăn xếp), và hầu hết trang phục của họ cũng màu đen, ngoại trừ những chiếc vòng cổ bằng hạt sặc sỡ và những đôi bông tai bạc tuyệt đẹp. 

Nhà của người Akhu rất đơn giản, chúng là những túp lều bằng gỗ không có bất kỳ đồ trang trí nào, không có nước máy và không có điện. Về tôn giáo, ngôi làng từng là một nơi theo thuyết linh vật, nhưng giống như nhiều bộ lạc trong khu vực, dân làng đã được các nhà truyền giáo cải đạo sang Cơ đốc giáo.

Có vẻ như những người phụ nữ trong làng vẫn sống khỏe mạnh ở độ tuổi 80 hoặc thậm chí 90, điều này thật phi thường khi xem xét đến hoàn cảnh mức độ chăm sóc y tế còn hạn chế ở khu vực này. Tuy nhiên, đàn ông ở đây thì ngược lại, họ hiếm khi bước qua tuổi 60. Thật khó để giải thích sự khác biệt này vì cả nam và nữ ở đây đều làm việc rất chăm chỉ. 

Bất cứ ai thích trải nghiệm những nền văn hóa thú vị trên khắp thế giới và thích khám phá những viên ngọc ẩn giấu dưới lớp bụi, hãy thử đến thăm Kengtung ở Myanmar.

H'mong đen, miền Bắc Việt Nam

Người H'mông đen là nhóm dân tộc thiểu số cư trú ở miền Bắc Việt Nam. Nhóm dân tộc này đã định cư ở một số bản xung quanh thị trấn Sapa, như Supan, Lao Chải và bản Cát Cát. 

Nhiều du khách lấy làm ngạc nhiên vì tất cả những người H'mông đen tham gia vào chuyến đi bộ hầu hết là phụ nữ. Hầu như họ không nhìn thấy bất kỳ người đàn ông H'mông đen nào ngoại trừ một vài lần ngang qua các cánh đồng lúa.

Hóa ra, người H'Mông đen là dân tộc có các giá trị nữ quyền mạnh mẽ trong phong tục và văn hóa của họ. Họ công nhận bình đẳng giới và hầu hết các gia đình của người H'mông đen đều có cả nam và nữ là trụ cột trong gia đình. Trong khi phụ nữ H'mông đen thường dựa vào kỹ năng thêu thùa để trang trải cuộc sống thì nam giới thường thành thạo các kỹ năng như chăn nuôi gia súc hoặc trồng trọt.

Ngoài ra, hầu hết phụ nữ H'mông đen còn làm hướng dẫn viên du lịch cho các tour du lịch quanh làng của họ. Tuy nhiên, nếu bạn tham gia một chuyến du lịch theo nhóm, mặc dù chuyến tham quan có hướng dẫn viên được chỉ định, rất có thể bạn sẽ được hỗ trợ bởi một số phụ nữ H'mông đen. Đây là những người sẽ tương tác với bạn trong suốt chuyến tham quan và giúp đỡ bạn trong suốt chuyến đi bộ dài. 

Người Bajo ở Đông Nam Á

Nhiều du khách bị say mê bởi những người Sama-Bajau (Bajo). Đây là một bộ tộc du mục sống trên biển được biết đến trong văn hóa đại chúng với tên gọi dân du mục biển. 

Sama-Bajau là một dân tộc du cư, đi biển sống ở Đông Nam Á trong vùng biển bao quanh Philippines, Indonesia và Malaysia trong hàng trăm năm. 

Đất nước Indonesia được tạo thành từ hơn 17.000 hòn đảo, quần đảo và một số hòn đảo nhỏ. Khu định cư Bajo tọa lạc tại một hòn đảo nhỏ có tên là Pulau Papan (với hòn đảo lớn gần nhất là Sulawes) là một đảo trong quần đảo Togean.

Trong nhiều năm, bộ lạc Bajo đã sống ngoài biển bằng cách buôn bán và đánh cá tự cung tự cấp. Người Bajo được biết đến là những người sống trên thuyền và nhiều người trong số họ dành cả cuộc đời trên biển. 

Hiện nay, mặc dù vẫn còn một số người của bộ lạc sống trên những chiếc thuyền nhỏ trên biển, nhưng hầu hết các bộ lạc Sama-Bajau hiện đại đang sống gần bờ biển bằng cách dựng những ngôi nhà sàn, và họ di chuyển bằng lepa, những chiếc thuyền thủ công. 

Người Bajo rất hiếu khách và thân thiện. Khả năng lặn tự do của người Bajo đã trở thành huyền thoại với một số lời đồn rằng họ có thể nín thở tới 5 phút khi săn cá bằng giáo. Thật tuyệt vời khi được đi câu cá với họ bằng những thiết bị tự chế truyền thống.