ĐỜI SỐNG

9 đồ vật trong nhà chứa 'ổ vi khuẩn' bạn vẫn vô tư chạm vào mỗi ngày

Thơ Ly • 29-06-2023 • Lượt xem: 1127
9 đồ vật trong nhà chứa 'ổ vi khuẩn' bạn vẫn vô tư chạm vào mỗi ngày

Vệ sinh nhà cửa là công việc vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn và cả gia đình. Thế nhưng, đa số mọi người khi dọn dẹp nhà cửa lại bỏ quên những vật dụng chứa nhiều vi khuẩn dưới đây. Trong khi thực tế, nó đang lẽ phải là những thứ cần được làm sạch nhất vì chúng ta vẫn cứ vô tư chạm vào mỗi ngày.

Điện thoại

Điện thoại đã trở thành vật bất ly thân đối với nhiều người. Nhưng không phải ai cũng biết, một chiếc điện thoại trung bình có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, thậm chí còn nhiều hơn cả số vi khuẩn của toilet trong nhà vệ sinh. Điện thoại thường tiếp xúc với tai hoặc miệng của chúng ta nên để đảm bảo an toàn, bạn nên vệ sinh chúng kỹ lưỡng bằng cách lau với cồn.


Điều khiển

Điều khiển tivi hay máy lạnh đều được tất cả các thành viên trong gia đình chạm vào, kể cả trong lúc ăn hay hắt hơi. Cũng vì thế mà đây là đồ vật khó chứa rất nhiều vi khuẩn, đặc biệt là virus gây cảm cúm. Tương tự với điện thoại, bạn nên thường xuyên giữ cho chiếc điện thoại sạch sẽ bằng cách lau chúng với khăn lau có cồn.

Bàn phím máy tính

Một thiết bị điện tử khác có nguy cơ gây hại không kém vì chứa nhiều vi khuẩn, đó là bàn phím máy tính. Giữa các phím, rất nhiều thứ bẩn thỉu có thể bị mắc kẹt lại. Đặc biệt là khi bạn có thói quen vừa ăn vừa dùng máy tính. 

Vệ sinh bàn phím thì có phần khó khăn hơn những thiết bị khác. Đầu tiên, bạn cần lấy hết những thứ mắc kẹt ra khỏi bàn phím bằng bình xịt khí nén. Sau đó, bạn nên dùng tăm bông nhúng vào cồn để lau sạch những kẽ nhỏ. Bạn nên sắm sẵn một bộ vệ sinh bàn phím máy tính với khăn lau và xịt chuyên dụng để làm sạch hiệu quả và dễ dàng hơn.

Thớt

Chúng ta vẫn thường dùng thớt để thái, cắt thịt cá và cả rau củ. Điều này có thể làm lây nhiễm chéo từ các loại thực phẩm với nhau và là điều kiện tuyệt vời để các loại vi khuẩn có hại sinh sôi. Những loại thớt bằng gỗ được xem là một trong những đồ vật bẩn nhất trong gia đình vì vi khuẩn bám chặt vào những vết cắt nhỏ trên bề mặt.

Rửa thớt bằng nước hay dưới vòi chảy thì cũng khó mà có thể làm sạch được vi khuẩn bám trên bề mặt. Cách tốt nhất để làm sạch vật dụng này là rửa chúng bằng nước nóng, xà phòng sau mỗi lần sử dụng. Nếu có thể, bạn nên dùng thớt riêng cho các loại thịt và rau, đồ chín và đồ sống.

Miếng bọt biển

Là vật dụng để làm sạch chén bát nhưng thực tế miếng bọt biển rất mất vệ sinh. Bạn nên quay nó vào trong lò vi sóng 1 phút mỗi ngày để đảm bảo các vi khuẩn đã bị tiêu diệt hết. Đồng thời, bạn cũng nên thay bọt biển mới khoảng 1 tuần 1 lần.

Bàn chải đánh răng

Các nha sĩ người Mỹ đã thực hiện cuộc nghiên cứu và cho biết, bàn chải đánh răng của con người, kể cả những người khoẻ mạnh đều chứa một lượng lớn nấm Candida albicans, liên cầu tán huyết, viêm phổi và tụ cầu, miễn là nó được sử dụng trong một tháng. Sau 1 tuần sử dụng, bàn chải đánh răng của bệnh nhân đã sinh sôi hàng trăm triệu vi khuẩn.

Những vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể con người và gây ra các bệnh như viêm não, nhiễm trùng huyết, bệnh thấp tim và viêm thận. Thế nên, bạn nên thường xuyên thay mới bàn chải và vệ sinh chúng đúng cách sau mỗi lần sử dụng.

Khăn mặt, khăn tắm

Một cuộc khảo sát được thực hiện với 167 chiếc khăn tắm đã cho ra kết quả đầy bất ngờ, khi hầu hết những chiếc khăn này đều chứa vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Candida albicans và Escherichia coli. Bởi lẽ, thành phần chính của khăn tắm - sợi bông là một cấu trúc hình ống với các tế bào rỗng, có thể lưu trữ độ ẩm. Một môi trường ẩm thấp vốn là điều kiện quan trọng để vi khuẩn tồn tại. Thế nên, bạn cần nên giặt, phơi khô khăn tắm sau khi sử dụng và tốt nhất là thay khăn mới sau 3 tháng sử dụng.

Bình nước

Nhiều người có thói quen giữ lại bình nước đã qua sử dụng, đổ đầy nước sạch và cho chúng vào tủ lạnh để tiết kiệm. Tuy nhiên, việc làm sạch bình nước hàng ngày là vô cùng quan trọng. Hoặc tốt hơn là bạn nên làm sạch chúng sau mỗi lần sử dụng. Bởi nếu không, chúng sẽ có thể sinh sôi một lượng lớn vi khuẩn.

Gối

Nhiều người chỉ nhớ thay ga trải giường và bỏ quên đi việc vệ sinh gối. Trong khi đó, vật dụng này có thể chứa các tế bào da chết, vết bẩn và cả nước dãi của chúng ta khi ngủ. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên giặt và phơi gối thật khô thường xuyên, tốt nhất là nên thay gối mới 2 lần 1 năm.