ĐỜI SỐNG

Các vụ bạo động trong lịch sử bóng đá thế giới

Nguyễn Khải • 07-10-2022 • Lượt xem: 326
Các vụ bạo động trong lịch sử bóng đá thế giới

Bóng đá một môn thể thao tập thể, đề cao sự bình đẳng và tinh thần đoàn kết mọi người lại với nhau. 114 năm tồn tại và phát triển, bộ môn "thể thao vua" đã chứng kiến biết bao thăng trầm của thời cuộc. Nhiều trận đấu hấp dẫn kịch tính cùng những bàn thắng đẹp đi vào lòng người. Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt, bóng đá cũng không là ngoại lệ. 

Nguyên nhân 

Hầu hết các trận đấu diễn ra giữa hai đội thì không chỉ có những bàn thắng và những pha phối hợp hoàn mỹ. Có một điều đáng buồn là trong bóng đá luôn xuất hiện những tình huống "xấu xí" từ cả hai đội hay là những pha thổi phạt "thiên vị", hoặc các tình huống không đúng của trọng tài. Mà từ đó dẫn đến tranh cãi giữa cầu thủ của hai đội. Hoặc nó đến từ những tình huống hi hữu như: cổ động viên đánh nhau, vật thể lại rơi xuống sân hay một phần khán đài bị sụp đổ... Và đó chính là những tác nhân để xảy ra một hay nhiều bạo loạn trên sân cỏ. Để rồi người phải "nhận lãnh" những hậu quả đó chính là các cổ động viên vô tội.

Trọng tài trên sân bóng chỉ cần mắc sai lầm sẽ gây nên những vụ chấn động ngay lập tức - Hình minh họa

Các vụ bạo động tiêu biểu

Trong lịch sử bóng đá thế giới từng chứng kiến rất nhiều vụ bao động làm rúng động "làng túc cầu thế giới". 

Nepal: Ngày 12 tháng 3 năm 1988, khi trận đấu giữa hai đội Janakpur và Liberty Army (Bangladesh) trên sân Dasharath của Janakpur được khoảng 30 giây thì bất ngờ một cơn mưa đá đã xuất hiện, sau đó là hàng loạt tiếng la hét thất thanh, hàng ngàn người đã "giẫm đạp" lên nhau trong sự hoảng loạn. Để rồi hậu quả, đó là gần 93 người đã thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương.

Bỉ: Nếu những ai là một trong những cổ động viên trung thành của "lữ đoàn đỏ" vùng Merseyside chắc hẳn không bao giờ quên được thảm kịch Heysel ở Brussels (Bỉ) trong trận chung kết cúp C1 giữa Liverpool (Anh) và Juventus (Ý) trong ngày 29 tháng 5 năm 1985. Do sự xô xát giữa cổ động viên hai đội tại một khán đài bỏ trống của sân vận động Heysel và cuộc ẩu đả, khiến bức tường ngăn cách cổ động viên hai đội sụp đổ. Và nó đã khiến cho mọi thứ "nằm ngoài tầm kiểm soát" dẫn tới thảm họa nói trên, và nó cũng khiến cho 39 người thiệt mạng và 600 người khác bị thương trong vụ việc này. Sau đó nước Anh bị liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) cấm vận trong hơn 20 năm. Đây giống như một trong những "vết nhơ" không bao giờ có thể "gột rửa" đối với bóng đá Anh. 

Peru: Là một quốc gia nằm tại khu vực Nam Mỹ, Peru được xem như là một trong những quốc gia thuộc hàng có "số má" về bóng đá tại khu vực Nam Mỹ và thế giới. Với việc từng vô địch cúp Copa America 2 lần, trong các năm 1939 và 1975 và vô địch cúp vàng Concaf năm 2000, cũng như từng hai lần vào tứ kết World Cup trong các năm 1970 và 1978. Tuy nhiên, bóng đá Peru cũng từng có một sự kiện "bi thương" không kém, đó là vào ngày 24 tháng 5 năm 1964 tại vòng loại Olympic trong trận đấu giữa đội tuyển Peru và đội tuyển Argentina tại thủ đô Lima của Peru. Ngay khi trọng tài từ chối bàn thắng gỡ hòa của đội tuyển Peru trong những phút cuối cùng của trận đấu thì hàng loạt các cổ động viên quá khích đã tràn xuống sân, gây náo loạn khắp sân vận động. Vụ việc đã khiến cho 318 người thiệt mạng cùng 500 người khác bị thương. 

Cuộc bạo động tại Peru vẫn được ghi nhận là thảm họa ghê sợ nhất trong lịch sử bóng đá thế giới

Cameroon: Trong trận đấu thuộc vòng loại World Cup năm 1978, giữa đội tuyển Cameroon và đội tuyển Congo trên sân vận động quốc gia Yaounde của Cameroon. Trong một pha tranh chấp giữa cầu thủ hai bên trước cầu môn Congo, trọng tài ngay lập tức cho Cameroon được hưởng penalty. Tuy nhiên, ngay sau đó các cầu thủ Congo đã lao vào tấn công trọng tài và vụ việc đã trở thành một vụ ẩu đả trên diện rộng. Sau khi chứng kiến, tổng thống Cameroon ra lệnh điều động lính nhảy dù, để giải quyết vụ việc. Trong sự kiện trên đã có hai người bị thiệt mạng.

Nga: Trong khuôn khổ vòng bảng của UEFA cup, trận đấu giữa Spartak Moscow (Nga) và HFC Haarlem (Hà Lan) ngày 20/10/1982 tại Luzhniki. Khi tỉ số đang là 2 - 0, nghiêng về Spartak Moscow sau bàn thắng nhân đôi cách biệt của Sergei Shvetso thì bất ngờ, hàng ngàn cổ động viên do quá phấn khích đã tràn cả xuống sân vận động Luzhniki để ăn mừng, và hậu quả là hàng ngàn đã dẫm đạp lên nhau. Kết cục có hơn 900 cổ động viên bị thương và 66 người khác thiệt mạng. Đây được xem là "ngày đau thương" của nhân dân thành phố Luzhniki (Nga). 

Indonesia: Một sự kiện nổi lên gần đây trong làng bóng đá thế giới. Đó là vụ bạo động tại sân vận động Kanjuruhan ở thành phố Malang Tây Java (Indonesia) trong khuôn khổ của giải vô địch Liga 1 của Indonesia. Trong trận đấu giữa hai câu lạc bộ bóng đá Arema và Persebaya Surabaya khi tỉ số đang là 3 - 2 nghiêng về đội khách. Hàng loạt cổ động viên đội chủ nhà đã lao tấn công các cổ động viên đội khách vụ việc đã bùng phát thành một cuộc bạo động. Khiến cho 174 người thiệt mạng cùng 180 người khác bị thương. Và khiến cho liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) bị liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) trừng phạt vì để xảy ra bạo loạn. Sự việc này khiến cho Indonesia có nguy cơ bị "tước"  quyền đăng cai vòng chung kết FIFA U-20 World Cup vào năm sau. 

Vụ bạo động tại Indonesia mới đây đã khiến cho 129 người tử vong 

Trên đây là một số ví dụ điển hình về các vụ bạo động trong bóng đá trên thế giới. Bất kì môn thể thao nào cũng có "mặt trái" của nó, chứ không chỉ riêng môn bóng đá.