ĐỜI SỐNG

Cô gái 9x khởi nghiệp từ quần jeans cũ thành túi xách tiền triệu

Bá Phúc • 21-07-2023 • Lượt xem: 1008
Cô gái 9x khởi nghiệp từ quần jeans cũ thành túi xách tiền triệu

Chị Bùi Thị Xuân, 33 tuổi, sinh sống tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ, từ năm 2009, khi lên ý tưởng tái chế những chiếc quần jean cũ bị lãng quên, chị đã không ngừng tìm tòi cách để biến chúng thành hình dạng của những chiếc túi xách thời trang phiên bản giới hạn cùng kiểu cách độc lạ. Bên cạnh đó, chị nói thêm, ngoài việc tái chế quần áo cũ thành những sản phẩm sáng tạo và hữu ích, chị còn mong muốn lan tỏa thông điệp xanh trong việc góp phần bảo vệ môi trường đến cộng đồng.

Chị Xuân chia sẻ, việc mọi người hoặc doanh nghiệp liên tục sản xuất quần áo mới thì lượng rác thải ra môi trường sẽ nhân lên. Do đó, chị tận dụng những chất liệu cũ như quần áo, đặc biệt là quần jean để tái chế bởi chúng là chất liệu luôn bền và thời thượng, phù hợp với giới trẻ.

Sản phẩm túi xách tái chế từ quần jean cũ của chị Xuân thời thượng, phù hợp với giới trẻ.

Chị cho biết, các sản phẩm tái chế ở cửa hàng có đầy đủ kích thước và phong cách tùy theo nhu cầu sử dụng hoặc thiết kế riêng của khách hàng, thường chúng sẽ có  mức giá dao động từ 85.000 – 1 triệu đồng.

Tuy nhiên khi được hỏi về sản phẩm đầu tiên, chị Xuân cười và tâm sự, chiếc túi đầu tiên được chị làm từ một chiếc váy bầu size lớn mà chị gái cho, từ đó chị biến nó thành một chiếc túi trẻ trung, mới mẻ cho đứa em gái đi học. Ngoài ra, theo dự định ban đầu, chị muốn hướng các mặt hàng tái chế của mình đến thị trường nước ngoài, bởi ở đó các sản phẩm này đã quen thuộc và được ưa chuộng từ lâu.

Chia sẻ về khó khăn trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng tái chế, chị Ngân nói giai đoạn khó khăn nhất là khi dịch Covid-19 xảy ra, các mặt hàng tái chế ở cửa hàng chính và 4 chi nhánh tại Hà Nội và TP. HCM đều bị ký gửi ngược lại. Tuy nhiên, sau đợt dịch, công việc kinh doanh của chị khởi sắc trở lại, lượng khách hàng mang đồ cũ đến tái chế, đặt hàng kín đến tận tháng 6/2023. Chị Xuân dự kiến sắp tới sẽ mở thêm một điểm bán ký gửi tại Nha Trang.

Ngoài khó khăn trong việc kinh doanh trong đợt dịch Covid-19, chị cho biết thêm quá trình phát triển thương hiệu cũng khó khăn không kém, nhất là trong thời điểm cộng đồng chưa có thói quen sử dụng vật liệu tái chế. Bên cạnh đó, chị cho biết tất cả các sản phẩm tái chế đều mang tính chất thủ công, rất khó đưa vào vận hàng tự động.

Chị nói thêm, mỗi tháng xưởng sản xuất nhận khoảng 20 – 25 đơn đặt riêng tương đương với 20 – 30% tổng số sản phẩm. Và mỗi đơn có thể là 1 hoặc nhiều sản phẩm tùy theo đối tượng khách hàng.

Chị Xuân cho biết, có một số khách hàng gửi đồ từ nước ngoài về để tái chế hoặc đem đồ cũ đến nhờ xưởng tái chế dù biết rõ chi phí phát sinh sẽ cao, nhưng đó không còn là vấn đề, vì thông thường chúng đều là những món đồ kỷ niệm, có giá trị tinh thần hơn cả giá trị vật chất đối với họ.

Không chỉ tái chế từ quần jean cũ, chị Ngân còn giúp khách hàng tái chế những món đồ cũ mang giá trị tinh thần.

Bước qua tất cả các giai đoạn khó khăn, chị Ngân tóm gọn tất cả các mặt hàng của chị không cố định theo khuôn mẫu, bởi mỗi chiếc quần trước khi tái chế sẽ có hình dạng và điểm nhấn khác nhau. Đó cũng là lý do mà các phiên bản túi xách do đội ngũ của chị Ngân sản xuất đều là phiên bản duy nhất, có chất độc đáo, thu hút nhiều tệp khách hàng trong và ngoài nước.

Hình ảnh: Internet