ĐỜI SỐNG

Độc lạ phiên chợ mua chồng tại Ấn Độ

Trung Tú • 13-11-2022 • Lượt xem: 874
Độc lạ phiên chợ mua chồng tại Ấn Độ

Hầu hết các phiên chợ trên thế giới đều bày bán các mặt hàng hóa, thực phẩm. Nhưng ở quận Madhubani, bang Bihar, phía Đông Ấn Độ có một phiên chợ rất đặc biệt, đó là một phiên chợ mà các chú rể sẽ chờ đợi các cô dâu chọn “mua”.

Phiên chợ có 1 không 2 trên thế giới

Phiên chợ này chính là truyền thống đã tồn tại hơn 700 năm qua được người Ấn Độ đặt tên là “Sabhagachhi” (“Saurath Mela”). Thông thường sự kiện “phiên chợ mua chồng” diễn ra xuyên suốt trong 9 ngày, dưới sự chỉ đạo tổ chức của triều đại Karnat. Theo người dân Madhubani thuật lại thì sự kiện “Sabhagachhi” vốn dĩ tổ chức ra là để giúp phụ nữ nước này có thể tìm kiếm được một người chồng hoàn hảo.

Khi phiên chợ diễn ra, các chú rể sẽ tụ tập đông đủ tại khu chợ của quận Madhubani, Bihar để các cô dâu lựa chọn. Chỉ tiêu để có thể lựa chọn ra được chú rể tâm đầu ý hợp là họ phải có năng lực, trình độ học vấn và cả lai lịch lẫn xuất thân. Ở phiên chợ “mua chồng” này, các chú rể sẽ chuẩn bị sẵn chiếc thẻ của hồi môn để chào giá với cô dâu tương lai.

Theo lời chia sẻ của anh Nirbhay Chandra Jha (35 tuổi), anh nói rằng bản thân đã đi từ quận Begusarai, hơn 100 kilomet để đến Madhubani tham dự phiên chợ “mua chồng”. Anh cũng chia sẻ rằng, bản thân có mong muốn và hy vọng có thể tìm được một cô dâu phù hợp để có thể ăn đời ở kiếp với mình.

Ngoài ra, qua lời của anh do bản thân đã quá số tuổi, nên anh chỉ ra giá hồi môn ở tầm 50.000 rupee (xấp xỉ 630 USD). Nhiều người đàn ông khác tham gia còn nói thêm, nếu như chú rể trẻ tuổi thì có thể chào giá với mức 20.000 hoặc 30.000 rupee (khoảng từ 2.500 đến hơn 3.000 USD).

Tuy nhiên của hồi môn này hoàn toàn bị nghiêm cấm ở Ấn Độ, ngoại trừ ở bang Bihar và các bang lận cận phía Bắc Ultar Pradesh. Theo thống kê từ nhiều nguồn khác nhau, thì tổng giá trị của thanh toán của hồi môn ở Ấn Độ lên tới 5 tỷ USD/1 năm.

Dù đây là phiên chợ “mua chồng” nhưng các cô dâu luôn ở thế bị động trong việc chọn lựa người đàn ông của mình. Họ không có tiếng nói và tất cả đều phải nghe theo sự sắp xếp của nam giám hộ (thường là cha hoặc anh trai trong gia đình).

Thông thường các chú rể sẽ không biết trước được mình có được chọn hay không. Gia đình cô dâu sẽ đến một cách âm thầm và khi chấm được chàng rể ưng ý, họ sẽ nhanh chóng đặt một chiếc khăn choàng đỏ lên người chú rể, để công khai với mọi người có mặt về quyết định “mua chồng” cho con gái của họ.

Truyền thồng lâu đời dần biết mất

Phiên chợ “mua chồng” là một sự kiện truyền thống lâu đời của Ấn Độ nhưng giờ đây đã gần như biến mất. Riêng ở Madhubani, truyền thống này vẫn giữ và tồn tại đến tận ngày nay. Số người tham gia truyền thống này cũng giảm sút dần, đa số chỉ là những người đàn ông của làng, những người tôn trọng gìn giữ truyền thống.

Bên cạnh đó, truyền thống “Sabhagachhi” đang dần mai một, do sự phát triển của khoa học - công nghệ. Ngày nay, nhiều ứng dụng hẹn hò trực tuyến được ra đời, ngay cả ở Ấn Độ cũng đã sở hữu một số các app hẹn hò và trang website chuyên tư vấn, mai mối hôn nhân lớn nhất Thế giới.