ĐỜI SỐNG

Kỹ thuật nào giúp Hàn Quốc và Trung Quốc thành công trong việc trồng lúa trên sa mạc?

Thảo Trần • 30-11-2020 • Lượt xem: 730
Kỹ thuật nào giúp Hàn Quốc và Trung Quốc thành công trong việc trồng lúa trên sa mạc?

Gạo là nguồn lương thực chính ở hầu hết các quốc gia châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á được ví như cái nôi của nền nông nghiệp lúa nước - nguồn cung ứng lúa gạo lớn nhất trên thế giới. Lúa vốn quen sống ở khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm, nên việc gieo trồng ở vùng sa mạc khô cằn đối mặt với thời tiết khắc nghiệt, thiếu nước, đất đai không đủ dưỡng chất dường như là điều bất khả thi. Thế nhưng Hàn Quốc và Trung Quốc đã thử nghiệm thành công trong việc gieo trồng lúa trên sa mạc Trung Đông một cách thần kỳ.

Tin, bài đọc thêm:

Hội thảo chuyên đề: “Nông nghiệp đô thị - Không gian xanh bền vững” với 5 chuyên gia

20 ý tưởng xanh thay đổi thế giới (phần 2)

tronglua_samac_301120

"Cha đẻ của lúa lai" - Yuan Longping của Trung Quốc, đã trồng lúa trong nước biển pha loãng và hiện đang đưa kỹ thuật này đến Trung Đông. Ở Trung Đông, nước ngọt quá quý để sử dụng cho việc trồng cây thâm canh. Năng suất cao được báo cáo - 7.500kg/ha so với mức trung bình toàn cầu là 3.000kg / ha - đã khuyến khích các nhà khoa học mở rộng dự án. Vào năm 2018, họ đã có kế hoạch thành lập một trang trại thử nghiệm rộng 100 ha, đưa và đã được mở rộng trong năm 2020. 

tronglua_samac_301120

Israel và Úc đã và đang phát triển các kỹ thuật khử mặn để chuyển hóa nước biển để sử dụng trong nông nghiệp, nhưng Trung Quốc đã nghiên cứu để sản xuất các chủng loại gạo chịu mặn trong bốn thập kỷ qua. Trung Quốc có một triệu km vuông đất hoang - diện tích bằng Ethiopia - nơi cây cối khó phát triển do độ mặn hoặc độ kiềm trong đất cao. Nếu 1/10 diện tích này được trồng lúa nước mặn, nó có thể thúc đẩy sản lượng gạo của Trung Quốc lên gần 20%, sản xuất 50 triệu tấn lương thực - đủ để nuôi sống 200 triệu người.

Ngoài ra, Hàn Quốc cũng là một quốc gia khác đã nghiên cứu về giống lúa lai tạo chịu được khí hậu và thổ nhưỡng sa mạc từ năm 2013. Theo thông tin từ cục phát triển nông nghiệp Hàn Quốc thì đây là giống gạo Nhật rất được ưa chuộng ở nước này. Dự án nghiên cứu phát triển giống lúa Asemi được sự chấp thuận của UAE vào năm 2018 với sản lượng dự kiến khoảng 763kg/ha (tăng hơn 40% so với lúc gieo trồng thử nghiệm ở Hàn Quốc). Hàn Quốc cho biết có thể sẽ cải tiến kỹ thuật như sử dụng mạch nước ngầm, thay đổi mùa vụ gieo trồng hoặc phương thức cấp nước để đảm bảo sản lượng thu hoạch liên tục.