Duyên Dáng Việt Nam

Làm thế nào để vượt qua sự im lặng trong một cuộc phỏng vấn?

Hoa Cát • 20-11-2017 • Lượt xem: 5260
Làm thế nào để vượt qua sự im lặng trong một cuộc phỏng vấn?

Bạn đi phỏng vấn cho một công việc mơ ước, bạn thấy cuộc nói chuyện đang tốt đẹp bỗng trở nên bị ngắt quãng vì bỗng xuất hiện một “khoảng lặng” đáng sợ do bạn đang lúng túng thực sự. Một số người do quá lo lắng đã nói lảng sang chủ đề khác, nhưng đó không hẳn là cách hay đâu.

Một chuyên gia tuyển dụng cho biết, sự im lặng lúng túng xảy ra trong hầu hết các cuộc phỏng vấn. Các ứng viên thừa nhận lỗi đó là do họ, bởi họ bận dừng lại để suy nghĩ câu trả lời của nhà tuyển dụng, hoặc đang cố nhớ điều gì đó mà ở nhà mình đã nhuần nhuyễn nhưng tới đây lại quên mất. Tâm trạng khi đó thật tệ hại khi họ nhận ra cuộc phỏng vấn rơi vào im lặng và lại cố tìm cách nói sang một chủ đề khác, nhưng đó không phải cách tốt nhất. Thay vào đó, hãy làm những điều này.

1. Hiểu được tầm quan trọng của sự im lặng

Nhà tuyển dụng sẽ cần ghi chú càng nhiều càng tốt về ứng viên, không muốn bỏ qua điều gì mà ứng viên đang nói, bởi họ cần tuyển đúng người đúng việc. Điều này đôi khi đòi hỏi nhà tuyển dụng phải tạm dừng cuộc nói chuyện. Mặt khác, đây cũng là cách đánh giá cảm xúc và cách ứng xử của ứng viên. Chính vì thế, bạn đừng quá lo lắng, hãy xem đây là cơ hội tốt để sắp xếp toàn bộ dữ liệu trong đầu cho những câu hỏi tiếp theo.

2. Chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn

Đây là điều ai cũng phải thực hiện trước khi tham gia phỏng vấn thực sự. Hãy tập nói chuyện, thực hành các câu trả lời trước gương hoặc với bạn bè của mình. Tip dành cho bạn: trả lời đủ 4 câu hỏi dưới đây, bạn sẽ hoàn toàn tự tin.

- Tình huống: Bối cảnh buổi phỏng vấn là gì?

- Nhiệm vụ: Cần thực hiện chính xác những gì?

- Hành động: Bạn đã làm gì để đạt được kết quả mong muốn?

- Đối đáp: Phản ứng nhận được từ nhà tuyển dụng?

Nếu bạn biết bạn đã thực hiện đủ cả 4 câu hỏi trên, bạn sẽ không cảm thấy cần phải tiếp tục nói chuyện chỉ để lấp đầy sự im lặng

3. Hiểu khán giả của bạn

Bạn có thể trải qua nhiều cuộc phỏng vấn trong quá trình tuyển dụng, thường bắt đầu với bộ phận nhân sự trước rồi mới tới người quản lý trực tiếp. Bởi thế, hãy luôn là mình, nhưng hãy biết nói gì với ai thì phù hợp. Bạn có thể đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng, nhưng hãy để nhà tuyển dụng điều khiển cuộc nói chuyện, vì thế khi sự im lặng xảy ra, hãy để nó trôi qua tự nhiên để nhà tuyển dụng tiếp tục chủ đề mà họ muốn.

4. Đừng đi quá xa chủ đề đang nói

Có một ứng viên được hỏi về cách xử lý các phản hồi tiêu cực từ khách hàng, anh ta bắt đầu khá tốt, trích dẫn một dự án cụ thể, nhưng nhanh chóng phân tách thành một đánh giá dài dòng về sự khó khăn của người quản lý. Anh ta không chỉ nói lan man, mà còn làm cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng anh ta không có khả năng đảm nhiệm công việc họ cần.

Bởi thế hãy biết kiểm soát lời nói, và nếu vô tình nhận ra mình đang lạc đề, hãy lịch sự xin lỗi và nói “Cho phép tôi bắt đầu lại từ đầu”. Hoàn toàn tuyệt vời khi thừa nhận khi có điều gì đó không hoàn hảo trong cuộc phỏng vấn. Các nhà tuyển dụng đánh giá cao sự trung thực đối với tất cả những người khác.