ĐỜI SỐNG

Nâng cấp thẻ tín dụng online, một phụ nữ bị mất trắng gần 100 triệu đồng

Minh Anh (Tổng hợp) • 10-01-2024 • Lượt xem: 966
Nâng cấp thẻ tín dụng online, một phụ nữ bị mất trắng gần 100 triệu đồng

Sau khi nâng cấp thẻ tín dụng online, một phụ nữ ở Long Biên, Hà Nội đã mất 100 triệu đồng vì bị chiếm đoạt.

Dù trên báo đài liên tục có những cảnh báo về việc bị lừa đảo, nhưng tình trạng nhiều người dân bị lừa đảo sau khi nâng hạn mức thẻ tín dụng vẫn xảy ra. Điển hình là trường hợp của một phụ nữ gần đây đã bị lừa khi bị chiếm đoạt tới 90 triệu đồng, từ việc nâng cấp thẻ tín dụng online.

Theo thông tin cho biết, đầu tháng 1/2024, công an phường Đức Giang, Long Biên đã nhận đơn trình báo của chị H về việc chị H bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chị H cho biết, bản thân nhận được một cuộc gọi từ một người xưng là nhân viên ngân hàng. Người này tư vấn cho chị nâng mức hạn thẻ tín dụng. Cả tin, chị H đã kết bạn zalo với người này, người này sau đó gửi link yêu cầu chị H truy cập, cũng như cung cấp thông tin căn cước công dân, thẻ tín dụng, mật khẩu OTP. Ngay sau đó,  thẻ tín dụng của chị đã bị trừ 90 triệu đồng. 

Công an TP. Hà Nội đã liên tục cảnh báo người dân cần có sự cảnh giác với những tình huống dẫn dụ, lừa đảo từ những số điện thoại lạ, người lạ với những chiêu trò hứa hẹn. Lưu ý là người dân tuyệt đối không cung cấp các thông tin cá nhân như số chứng minh nhân dân, hay số căn cước công dân, số thẻ, mã thẻ, thông tin xác thực giao dịch (mã OTP), thông tin về tài khoản ví liên kết… cho bất cứ người nào.

Hiện nay có nhiều người mạo danh xưng là nhân viên ngân hàng, nhiều người sơ ý, cả tin đã vội vàng cung cấp các số liệu của bản thân cho người lạ và kết quả đã bị tiền mất, tật mang. Trong trường hợp có dấu hiệu bị lừa đảo, hoặc đã bị lừa đảo, cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất.

Người dân cần tỉnh táo trước các cuộc gọi từ số lạ - Hình minh họa

Theo các cơ quan chức năng thì việc dùng thủ đoạn giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án... yêu cầu người dân làm theo hướng dẫn, sau đó cung cấp mật khẩu thẻ ngân hàng, mã OTP để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải là việc còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có rất nhiều trường hợp sa bẫy.

Theo Trung tá Lê Ngọc Minh, Đội trưởng Đội CSHS Công an TP Huế cho biết, bên cạnh các thủ đoạn để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhiều người dân trên địa bàn tỉnh đã bị các đối tượng sử dụng những đầu số điện thoại như 0814032589; 0853327415; 0911109884; 0853613907; 083418605; 0586291097; 0583945381; 0814073108; 0849130115; 0819078726; 0886284501; 0836149554; 0822296690; 0822346178 để mạo danh công an và gọi đến nhiều người. Những kẻ này tự xưng là cán bộ Công an, Viện KSND để thông báo người được gọi hiện đang có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà cơ quan Công an đang điều tra. Khi "con mồi" đã hoảng sợ và tin tưởng, các đối tượng yêu cầu bị hại kê khai tài sản đồng thời báo số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng nhằm mục đích thực hiện hành vi chiếm đoạt.

Trong thời đại công nghệ, thông tin phát triển mạnh mẽ, các đối tượng lừa đảo sẽ lợi dụng tình trạng này để trục lợi, qua mắt những người dân cả tin. Chính vì thế, mỗi người  cần nâng cao tinh thần cảnh giác là điều không thể thiếu để tự bảo vệ bản thân.