ĐỜI SỐNG

Nên ăn uống như thế nào sau khi ngộ độc thực phẩm?

Ngân Nguyễn • 09-06-2023 • Lượt xem: 836
Nên ăn uống như thế nào sau khi ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm thường kéo theo những triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Khi các triệu chứng và cơn ngộ độc đã đi qua, cơ thể bạn sẽ lại rơi vào tình trạng mệt mỏi, mất sức và đặc biệt, dạ dày lúc này rất cần được nghỉ ngơi. Thế nên sau khi bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần phải chú ý đến nguồn thực phẩm đưa vào cơ thể của mình. 

Những thực phẩm bạn nên ăn sau khi bị ngộ độc:

Thực phẩm nhạt

Để xoa dịu đường ruột, bạn nên ăn những món ăn nhẹ nhàng. Thực phẩm ít chất béo, chất xơ rất phù hợp cho giai đoạn này. Những món ăn bạn có thể lựa chọn như: khoai tây, mật ong, cuối, cháo yến mạch…

Thức uống có chứa pedialyte

Mất nước là tình trạng thường gặp của những người vừa bị ngộ độc thực phẩm. Thế nên lúc này, chúng ta cần bổ sung nước và các chất điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng thêm những thức uống có chứa pedialyte để tránh bị mất nước.

Trà

Theo các chuyên gia, trà có công dụng tuyệt vời trong việc giảm viêm, làm dịu dạ dàng, vù nước và hạn chế buồn nôn. Những loại trà mà bạn có thể sử dụng cũng rất đa dạng, ví dụ như trà gừng, hoa cúc, bạc hà,...

Sữa chua

Hiệu quả của sữa chua đối với đường ruột chắc hẳn ai cũng đã biết. Trong sữa chua có chứa men vi sinh và nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Cung cấp thêm sữa chua trong giai đoạn này sẽ giúp bạn được bổ sung lợi khuẩn, từ đó tăng sức đề kháng và hoạt động của hệ tiêu hoá cũng được hỗ trợ.

Súp và nước dùng

Những loại súp và nước dùng rất tốt cho quá trình hydrat hoá. Những món súp và nước dùng có chứa các loại thảo mộc có thể làm dịu dạ dày đang kích ứng và hỗ trợ tiêu hoá. Bạn cần chọn những loại thảo mộc có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên như gừng, thì là, bạc hà, rễ cam thảo…
Những loại nước dùng như nước hầm, nước canh, nước luộc rau, nước cháo loãng hoặc súp sẽ giúp bạn bổ sung dinh dưỡng và cung cấp nước cho cơ thể rất tốt.

Bánh quy

Những loại bánh quy lạt khá thân thiện với dạ dày. Bên cạnh đó, chúng còn cung cấp muối để giữ nước cho cơ thể. Những người sau khi bị ngộ độc thực phẩm cũng cần dùng muối khi bắt đầu ăn lại.

Nước dừa, nước trái cây

Uống nước dừa không đường sẽ giúp cơ thể bạn được thúc đẩy để uống nhiều nước hơn. Tuy nhiên, nước lọc vẫn là sự lựa chọn ưu tiên. Bạn cũng có thể kết hợp uống nước ép hoa quả tươi, nước ấm pha mật ong, nước gạo hoặc nước lúa mạch. Chúng đều là những thức uống hữu ích trong việc cấp nước cho cơ thể, song song đó còn có tác dụng xoa dịu dạ dày và giảm chứng khó tiêu. Lưu ý là nếu cảm thấy khó chịu khi uống nhiều nước cùng lúc, bạn nên uống liên tục từng ngụm nhỏ trước để làm quen.

Những thực phẩm bạn không nên sau khi bị ngộ độc:

Ngoài bổ sung những thực phẩm có lợi, bạn cũng cần tránh những thức ăn không tốt tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe.

Thực phẩm giàu đạm

Thực phẩm giàu đạm sẽ khiến cơ thể khó và mất nhiều thời gian để tiêu hoá hơn. Khi vừa bị ngộ độc xong, dạ dày của bạn còn rất yếu, không đủ sức để "xử lý" những loại thực phẩm giàu đạm như trứng, thịt bò, cá béo,...

Chất béo

Chất béo thậm chí còn khó tiêu hoá hơn cả đạm. Vì vậy, người bệnh cần tránh xa những thực phẩm chứa nhiều chất béo như socola, bánh, kẹo, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ,...

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Chúng ta vẫn thường được khuyên nên bổ sung chất xơ để kích thích tiêu hoá, hạn chế tình trạng táo bón. Nhưng việc kích thích tiêu hoá đối với người bị ngộ độc thực phẩm là rất nguy hiểm. Việc bổ sung chất xơ trong thời gian này có thể gây đầy hơi, chướng bụng, chuột rút,...

Tuân theo nguyên tắc dinh dưỡng riêng

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, người vừa bị ngộ độc thực phẩm còn cần tuân theo nguyên tắc dinh dưỡng riêng:

- Bạn nên tránh ăn uống trong vài giờ đầu sau khi bị ngộ độc. Bởi thời gian này hệ tiêu hoá chưa ổn định, có thể gây những phản xạ như nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng.

- Thay vì cố ăn một bữa no, bạn nên ăn ít và chia thành nhiều bữa. Bạn có thể ăn tầm 5-6 bữa/ ngày để dễ tiêu hoá hơn.

- Không nên ăn vội và ăn quá nhiều để tránh việc làm thành ruột và dạ dày bị ảnh hưởng thêm. Vì đây là giai đoạn chúng đang bị tổn thương. Thay vào đó, bạn cần xây dựng kế hoạch bù đắp dinh dưỡng một cách từ từ.

- Không ăn quá muộn, ăn đêm để tránh gây hại cho hệ tiêu hoá.