VĂN HÓA

Áo dài - Quốc phục Việt chưa bao giờ mai một

DDVN • 21-11-2019 • Lượt xem: 6743
Áo dài - Quốc phục Việt chưa bao giờ mai một

Áo dài từ lâu là trang phục nhiều phụ nữ Việt mặc vào những dịp đặc biệt trong đời họ, hoặc các dịp Lễ, tết... Ngày nay, áo dài vẫn giữ được nét riêng độc đáo, với cách thiết kế riêng biệt tôn lên vóc dáng và đường nét uyển chuyển của phụ nữ Việt. 

Năm 1935, họa sĩ Cát Tường đã thực hiện một chuyến đi xuyên Việt để giới thiệu cho phụ nữ toàn quốc chiếc áo dài tân thời Lemur. Tại Huế, ông may mắn gặp bà Công Tằng Tôn Nữ Trinh Diêu, người từng được nhiếp ảnh gia Võ An Ninh chụp nhiều ảnh nghệ thuật, và ông được nhà Nguyễn mời thực hiện riêng một tủ áo dài tân thời Lemur cho Hoàng hậu Nam Phương. Sau này ông còn tiếp tục đi vào Nam vẽ áo dài cho nhiều nghệ sĩ cải lương, trong đó có nghệ sĩ Phùng Há. 

Áo dài là trang phục tôn lên vẻ đẹp uyển chuyển, mềm mại

Áo dài là một loại trang phục cách tân từ áo Ngũ thân của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ.[1] Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường trung học phổ thông hay đại học; hay đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế. (Theo Wikipedia).

Đối với phụ nữ Việt Nam, tà áo dài là không thể thiếu trong công việc, cuộc sống...

Cho dù có nhiều đổi thay, người Việt Nam vẫn hãnh diện khi mang trên mình chiếc áo dài. Bởi nó là biểu tượng cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt cả ngàn năm qua.

Áo dài không chỉ là  trang phục trong dịp Lễ, Tết... mà còn là một trang phục mang tính văn hóa - thời trang độc đáo được thế giới ngưỡng mộ

Cùng với dòng chảy lịch sử, áo dài trải qua từ kiểu sơ khai tới các đường nét duyên dáng, tinh tế hơn trong thiết kế. Kiểu sơ khai là áo giao lành, được mặc phủ ngoài yếm đào, váy lụa đen, thắt lưng buông thả. Nhưng để tiện cho việc làm ăn, việc đồng áng, áo giao lành được thu gọn thành áo tứ thân. Rồi từ áo tứ thân lại chuyển thành áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay hài hòa giữa cũ và mới. Trải qua bao năm tháng, áo dài dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay.


Hoàng hậu Nam Phương trong trang phục áo dài

Người ta nói  rằng, trước một chiếc áo dài, mọi phụ nữ Việt đều bình đẳng trong sắc đẹp. Bài viết dưới đây giống như một tình yêu áo dài, một danh xưng đầy tự hào về áo dài của bà Thái Kim Lan - tiến sĩ triết học hiện đang sinh sống và giảng tại Đức: 

"Tôi bắt đầu mặc áo dài năm lên 10 tuổi, chiếc áo mới mẹ may vào dịp Tết như đánh dấu sự bắt đầu hình thành vóc dáng một con người. Từ đó tà áo dài theo tôi suốt cả thời thiếu nữ, áo dài và tôi hầu như gắn bó keo sơn. Năm vào trường Nữ trung học Đồng Khánh, mẹ may cho tôi bộ áo dài đồng phục bằng vải quyến màu trắng. Khi choàng lên mình tà áo dài, tôi cảm thấy hãnh diện bởi mình trở nên chững chạc hơn, trở thành con gái hơn. Năm tháng làm quen, áo dài đối tôi thời ấy là bộ trang phục Việt Nam cho phụ nữ Việt Nam, dần dà như đồng hóa với bản sắc Việt Nam, với quê hương Việt Nam, tự nhiên như mặt trời buổi sáng và sao trăng buổi chiều. Vô hình trung “áo dài” đã uốn nắn một phần cung cách đi đứng, phong cách sống của người phụ nữ Việt Nam. Cho đến thế hệ chúng tôi áo dài là quốc phục phụ nữ, tà áo dài gắn bó với nếp sống gia phong của mỗi gia đình và hầu như là lối ăn mặc duy nhất cho mọi phụ nữ Việt Nam. Nữ sinh đi học trong chiếc áo dài là điều tự nhiên chứ không phải bị bắt buộc hay qui định như ngày nay.

Nhiều người đẹp nước ngoài mê mẩn tà áo dài Việt

Năm 1965, khi tôi sang Đức du học, "gia tài" tôi mang theo là sáu bộ áo dài bằng lụa nội hóa. Ngày khai giảng đầu tiên, tôi cùng năm nữ giáo viên khác cùng du học đến trình diện ở trường trong những chiếc áo dài. Những đồng nghiệp ngoại quốc dự khai giảng ngỡ ngàng khi thấy trang phục của chúng tôi. Họ trầm trồ trước vẻ uyển chuyển thướt tha và ngợi khen đây là một trang phục rất lạ, đẹp, lịch sự và thích hợp với dáng dấp mảnh khảnh của phụ nữ Á Đông. Trong khung cảnh lạ ở xứ người, giữa những gương mặt không quen, mặc chiếc áo dài, tôi có cảm giác mình tự tin và vững chãi. Hơn một lần, tôi nhận thấy chiếc áo dài thân thiết như chính quê hương. So với những lúc ăn vận trang phục Tây phương ngượng nghịu, phụ nữ Việt dù mốt đến đâu cũng không thể đẹp như trong chiếc áo dài, bởi vì nó phù hợp với cử chỉ, dáng dấp, thể hình phụ nữ Việt, nó làm nổi bật ngoài vẻ duyên dáng đặc biệt. Tôi còn nhớ, khi nhìn sang những người bạn gái trong chiếc áo dài lịch sự và trang trọng, tôi càng ý thức điều đó nhiều hơn, và vui làm sao khi mọi cặp mắt đều chú ý đến họ như những bông hoa hiếm đẹp giữa trăm nghìn người xa lạ".

Bà Thái Kim Lan - Thứ ba từ trái sang duyên dáng trong trang phục áo dài

Minh Hạnh - Người làm Nhật Bản thêm yêu mến từ chiếc áo dài Việt

NTK Minh Hạnh và sự kiện nói về áo dài Việt Nam tại Nhật Bản

Đây là sự kiện diễn ra năm 2018.

Với nhà thiết kế Minh Hạnh, đã có nhiều cuộc biểu diễn về áo dài ở các nước trên thế giới nhưng đây là lần đầu tiên một buổi diễn thuyết về áo dài được tổ chức tại đất nước Nhật Bản.

Nhà thiết kế Minh Hạnh cho hay cô sẽ trình bày nội dung về Áo Dài qua các thời kỳ, từ đầu thế kỷ thứ 19 đến nay. Sẽ có nhiều chiếc áo dài được các hoa hậu, người mẫu Ngọc Hân, Thủy Tiên, Kim Dung minh họa trong buổi diễn thuyết này.

Và đó sẽ là những chiếc áo dài từ cuối thế kỷ thứ 19 đầu thế kỷ 20, áo dài Lê Phổ, áo dài Le Mur, áo dài của những thập niên 60, 70, 80, 90 và áo dài của thế kỷ 21 và áo dài cho tương lai.

Được biết, sau buổi nói chuyện về áo dài tại Fukuoka - Nhật, nhà thiết kế Minh Hạnh cũng đã được mời giới thiệu về áo dài tại một trường đại học tại Matxcova vào giữa tháng 11-18.

Trước đó, chiếc áo dài do Minh Hạnh Hạnh thiết kế đã được trưng bày tại nhà Bảo tàng Quốc gia Phương Đông tại Matxcova nhân dịp 100 năm thành lập.

(Theo Báo Mới)

Áo dài Việt còn lộng lẫy trên những đường phố hoa lệ của Pháp và các quốc gia khác

Vân Jeanson, một phụ nữ Việt Nam đã có gần hai mươi năm định cư tại Pháp. Dù lấy chồng người Pháp, nhưng cô luôn giữ cho cuộc sống gia đình của mình nét riêng của văn hóa Việt. Cô luôn muốn các con của mình hiểu và yêu những nét đẹp của Việt Nam. Hình ảnh một phụ nữ Việt Nam, luôn mặc áo dài trong các sự kiện quan trọng diễn ra trên đất Pháp, hay tại thành phố Elle đã đánh dấu một "thương hiệu" riêng đối với bạn bè quốc tế trong cô.

Chị Van Jeanon trong tà áo dài truyền thống Việt Nam bên các người đẹp của cuộc thi Hoa hậu di sản Quốc tế Pháp

Mới đây, khi trở về Việt Nam, cô còn mặc một chiếc áo dài màu vàng lộng lẫy, trong một sự kiện quan trọng, với tư cách tổ chức cuộc thi Hoa hậu Di sản quốc tế.

Dù ở bất cứ đâu, Van Jeanon cũng luôn dành cho trang phục áo dài Việt Nam một tình yêu đặc biệt

Không chỉ Van Jeanon, nhiều phụ nữ Việt Nam sống tại trời tây, luôn nhớ và nghĩ về áo dài và thích thú, trân trọng với việc mặc chiếc áo ấy nơi xứ người, để nói với họ rằng, tôi là người Việt Nam, áo dài là của người Việt Nam. Hiệu ứng ấy, lan tỏa đi ngay trong chính cộng đồng ngoại quốc, bạn đã bao giờ thấy hình ảnh một cô gái châu Âu tóc vàng mũi thẳng, thướt tha trong tà áo dài Việt chưa? Hình ảnh ấy có thể có mặt ở bất cứ đâu trong các phố phường Sài Gòn hoặc Hà Nội.