ĐỜI SỐNG

Bạo lực học đường: nắm vững để hiểu tâm lý kẻ bắt nạt và nạn nhân

Bá Phúc • 26-04-2023 • Lượt xem: 1305
Bạo lực học đường: nắm vững để hiểu tâm lý kẻ bắt nạt và nạn nhân

Nạn bạo lực học đường là một trong số những hành vi bạo lực cực kỳ phổ biến không những ở Việt Nam, mà nó còn xuất hiện không ít ở các quốc gia khác.

Đây cũng đang là một trong những nỗi trăn trở, lo lắng của nhiều phụ huynh cho con em của mình ở môi trường giáo dục. Để ngăn chặn hành vi bạo lực, bắt nạt, điều quan trọng là cha mẹ hướng dẫn con em cần nắm rõ về tâm lý của kẻ bắt nạt và xác minh rõ các hình thức bắt nạt khác nhau. Dưới đây là một số sự thật về hành vi bắt nạn mà quý phụ huynh cần lưu ý:

Bắt nạt ngày càng phổ biến

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 20% thanh thiếu niên thường phải đối mặt nạn bạo lực học học đường. Theo các nhà nghiên cứu thì gần như các vụ ẩu đả, đánh nhau đều xảy ra ở trường học và hiện đang lan rộng trên các kênh mạng xã hội đại chúng kèm theo nhiều thông tin sai lệch, thất thiệt.

Nạn bao lực học đường đang xảy ra nhiều ở các trường học kèm với những thông tin sai lệch.

Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Thông thường, những trẻ bắt nạt bạn thường "to con" hơn, có xu hướng thích thể hiện, ra oai. Theo ghi nhận các trẻ này chỉ ở độ tuổi, thấp nhất là cấp tiểu học và cao nhất là trung học phổ thông.

Bắt nạt xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, tiểu học hoặc trung học phổ thông.

Các kiểu bắt nạt thay đổi tùy vào giới tính

Kiểu bắt nạt này được chia là hai nhóm: giới tính nữ và nam. Nếu các nam sinh thường có xu hướng bốc đồng và thích tận hưởng cảm giác chiến thắng sau những trận ẩu đả thì nữ sinh thường có kiểu bắt nạt xâm lấn riêng tư hoặc ngấm ngầm thao túng nạn nhân bằng hình thức lăng mạ qua các trang mạng xã hội thông dụng.

Bắt nạt có thể chia làm hai nhóm giới tính khác nhau.

Trẻ em khuyết tật ngày càng bị bắt nạt nhiều hơn

Theo một số nghiên cứu mới nhất cho thấy trẻ em khuyết tật đang nằm trong nhóm nguy cơ bị bắt nạn cao gấp hai hoặc ba lần so với nhóm trẻ bình thường. Điều này sẽ khiến các em mang theo tâm lý sợ hãi, hoảng loạn, thường xuyên nghỉ học, không thể tập trung vào bất cứ việc gì khi liên tục bị quấy rầy.

Trẻ em bị khuyết tật nằm trong nhóm nguy cơ bị bắt nạt nhiều nhất.

Người ngoài cuộc thường ngó lơ

Giả định tình huống khi tình trạng bắt nạt xảy ra, chắc hẳn sẽ có một hay nhiều nhóm người, đặc biệt có cả lứa học sinh chứng kiến. Tuy nhiên, theo số đông phản ứng chung đều đứng yên, thậm chí không làm gì. Do đó, các phương án phòng chống bắt nạn cần phải có nhân chứng, trao quyền cho người ngoài cuộc để có thể can thiệp kịp thời.

Người chứng kiến cần lên tiếng, can thiệp kịp thời khi có ẩu đả xảy ra.

Để lại hậu quả nghiêm trọng

Nếu tình trạng bắt nạt hay bạo lực học đường không được giải quyết, các vấn đề sẽ liên tục phát sinh từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập của giới trẻ. Nguy hiểm hơn, chúng sẽ dễ nảy sinh các bệnh trạng sức khỏe tinh thần như: rối loạn lo âu, trầm cảm và thậm chí là có ý định tự tử.

Nạn bắt nạt ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần của học sinh, sinh viên.

Do vậy, cha mẹ hoặc thầy cô cần nhận thức rõ và loại bỏ suy nghĩ cảm giác sau khi bị bắt nạt sẽ giúp con trẻ trở nên mạnh mẽ hơn.

Tóm lại, nếu phụ huynh đang nằm trong tình huống có con bị bắt nạt, hãy bình tĩnh và cố lắng nghe, cùng con tìm ra cách giải quyết nhân văn nhất. Và đối với học sinh các cấp, khi bị bắt nạt, bạo lực học đường hãy báo cáo với nhà trường để cùng phối hợp, trao đổi, tìm ra phương hướng tốt nhất, để tránh xảy ra nhiều trường hợp thương tâm, không mong muốn.

Hình ảnh: Internet