ĐỜI SỐNG

Đạo nhái danh lam thắng cảnh nổi tiếng có vi phạm bản quyền?

Nguyễn Hậu • 31-10-2022 • Lượt xem: 409
Đạo nhái danh lam thắng cảnh nổi tiếng có vi phạm bản quyền?

Đạo nhái danh lam thắng cảnh nổi tiếng là việc sao chép ý tưởng du lịch, các công trình nổi tiếng nhằm mục đích thu hút khách du lịch. Những sản phẩm đạo nhái này thường được bắt chước rất thô sơ, thiếu tỉ mỉ khiến du khách thất vọng.

Tình trạng đạo nhái danh lam thắng cảnh trong nước hiện nay

Gần đây để thỏa mãn nhu cầu check-in, sống ảo của du khách nhiều địa điểm du lịch đã chạy theo “trào lưu” sao chép danh lam thắng cảnh. Kết hợp với các kênh quảng cáo trên các trang mạng hay các kênh truyền thông để thu hút du khách tò mò, hiếu kỳ tìm đến để thưởng thức. Nhiều du khách khi đến nơi thì cảm thất thất vọng, một đi không trở lại. Hậu quả của việc “copy” và “patste” để lại là rất lớn như công trình phải tháo dỡ gây thất thoát lãng phí lớn, làm mất đi tính sáng tạo trong du lịch, không phát huy được tiềm năng, bản sắc vốn có của mỗi miền đất, phá vỡ quy hoạch kiến trúc của vùng đất đó...

Một số danh lam thắng cảnh đạo nhái lỗi gây bức xúc trong dư luận:

Cầu Vàng ở Sóc Trăng với bàn tay Phật được sơn móng

Tại Sóc Trăng một chủ quán cà phê đã xây dựng một số công trình sao chép những cảnh đẹp trên thế giới như Vạn lý trường thành (Trung Quốc), cối xay gió (Hà Lan), tượng nhân sư (Ai Cập), đặc biệt là cây cầu vàng (Đà Nẵng)... Các công trình này đã bị công chúng phản hồi tiêu cực trong thời gian qua. Cây cầu vàng (Đà Nẵng) được xem như một tuyệt tác kiến trúc đương đại, được giới chuyên môn đánh giá cao, và du khách đặc biệt yêu thích khi đến Đà Nẵng, nó là biểu tượng du lịch cho thành phố này.

Theo chị Phương Lan, một du khách TP.HCM chia sẻ thì cây cầu vàng đạo nhái là thảm họa thiết kế, từ đường nét kiến trúc cho đến lớp sơn bên ngoài lẫn hình dáng đều rất thô thiển, không thể chấp nhận được, cây cầu quá bé được đặt trên một bàn tay gồ ghề xấu xí so với tác phẩm thật. Đây là việc làm thiếu tôn trọng sáng tạo bản quyền của các chủ cơ sở du lịch.

Cổng trời Bali ở Đà lạt

Một phiên bản đạo nhái khác cũng gây bức xúc dư luận nữa chính là Pura Luhur Lempuyang, hay cổng trời nằm ​​ở phía đông Bali (Indonesia), nằm trên cao nguyên Lempuyang ở độ cao 1.775m so với mực nước biển, luôn thu hút rất đông du khách đổ xô đến check-in sống ảo. Công trình này được thiết kế với hai cánh cổng chia đôi thể hiện nét đặc trưng của kiến trúc Bali, tượng trưng cho hai nguồn năng lượng trái ngược nhau, tồn tại song song và bổ sung cho nhau tạo ra sự cân bằng.

Thế nhưng cổng trời Bali ở Đà lạt, nằm trong đồi thông gần cáp treo Đà Lạt được sao chép lại trông rất xấu không phản ánh đúng với nguyên bản.

Bạn Trang Troublr bức xức cho rằng: "Việt Nam thiếu gì cảnh đẹp đặc trưng mà lại copy nước ngoài làm gì khiến cho thế giới nghĩ Việt Nam thua các nước khác". Hay bạn Nguyễn My cho rằng: "Người ta là cả bề dày lịch sử mà đi copy đem về khai thác thành địa điểm du lịch. Nhớ tới Đà Lạt thì người ta chỉ nghĩ đến rừng thông, không khí trong lành và những nét đặc trưng riêng, chứ không phải là một cái tạp hóa".

Ngoài ra còn rất nhiều danh lam thắng cảnh nhái gây sốc nữa như đấu trường La Mã, tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn, nhà hát Sydney, tháp đôi Petronas, Cối xay gió Hà Lan, Angkor Wat, tượng Nữ thần Tự do, cánh cổng Torii Nhật Bản...

Đạo nhái danh lam thắng cảnh có vi phạm bản quyền?

Điều 28 - Luật Sở hữu trí tuệ quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau:

Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm A và điểm Đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Theo quy định về xử lý xâm phạm quyền tác giả tại Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) như sau:

Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.