VĂN HÓA

Khám phá vẻ đẹp của vùng Thất Sơn bảy núi

Tam Nguyên • 10-07-2022 • Lượt xem: 1910
Khám phá vẻ đẹp của vùng Thất Sơn bảy núi

Thất Sơn được mệnh danh là vùng “địa linh nhân kiệt” nổi tiếng thuộc tỉnh An Giang. Nơi đây gắn liền với rất nhiều câu chuyện ly kì được truyền miệng qua nhiều thế hệ. Trong đó, cái tên Thất Sơn nghĩa là Bảy Núi cũng góp phần thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước.

1. Thủy Đài Sơn (Núi Nước)

Thủy Đài Sơn hay còn gọi là núi Nước, là ngọn núi nhỏ và thấp nhất trong dãy Thất Sơn, chỉ cao khoảng 20m nhưng khung cảnh xung quanh của ngọn núi này lại đẹp nhất.

Xung quanh là cánh đồng lúa bạt ngàn, khi chưa chín, chúng xanh tươi mơn mởn tràn ngập sức sống, khi mùa thu, cánh đồng lúa chín, sắc vàng dường như nhuộm màu lên tất cả. Vào mùa nước lũ thì cảnh vật ở đây càng mỹ lệ hơn rất nhiều. Vẻ đẹp ấy thì chỉ có đến tận nơi, nhìn tận mắt thì khách du lịch An Giang mới có thể cảm nhận hết được. Xung quanh là biển nước mênh mông, ngọn núi nhỏ nằm trơ trọi bên những cơn sóng vỗ.

2. Liên Hoa Sơn (Núi Tượng)

Liên Hoa Sơn hay còn gọi là núi Tượng, là ngọn núi nhỏ đứng thứ hai trong dãy Thất Sơn, sau Thủy Đài Sơn. Rừng trên núi ít bị khai hoang nên giữ được gần như 90% nguyên sinh, hoang dã. 

Đặc biệt, trên Liên Hoa Sơn còn trồng rất nhiều tre, những bụi tre to lớn, như ôm ấp cả ngọn núi. Ngoài ra, khi đến tham quan ngon núi này, bạn sẽ bắt gặp không ít cây ăn trái rất ít khi gặp ở Thất Sơn mà chỉ có tại Liên Hoa Sơn mới có. 

3. Ngọa Long Sơn (Núi Dài Lớn)

Ngọa Long Sơn hay còn gọi là núi Dài Lớn, là ngọn núi dài nhất trong dãy Thất Sơn. Từ ven đường vào núi bạn sẽ bắt gặp rừng trúc vàng, nhìn khá bắt mắt. Hàng trăm cây trúc được trồng len lõi đến tận trong núi như những chiến binh thầm lặng canh giữ cho Ngọa Long Sơn. Dưới chân núi lại đang xây dựng một hồ chứa nước cực lớn để phục vụ cho Nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. 

4. Ngũ Hồ Sơn (Núi Dài 5 Giếng)

Ngũ Hồ Sơn hay còn gọi là núi Dài Nhỏ hay núi Dài Năm Giếng được xếp vào vị trí thứ 4 trong dãy Thất Sơn. Cái tên Năm Giếng được bắt nguồn từ việc trên núi có 5 vết lõm hoằng sâu và trũng xuống như 5 cái giếng trời. Núi Dài Năm Giếng còn sở hữu cảnh vật hoang sơ, với 1 lối đi lên với hai vách đất cao, cây cối um tùm và nhiều cây cổ thụ lớn bóng cây mát rượi nên đi ai cũng có thể bộ lên đỉnh núi. 

Núi Dài Năm Giếng không có nhiều cư dân sinh sống do những con suối ở đây quá nhỏ để cung cấp nước. Trên núi còn có diện thờ, gọi là Điện Ngọc Hoàng được nhiều người hành hương ghé thăm.

5. Anh Vũ Sơn (Núi Ông Két)

Trên núi Anh Vũ Sơn có một tảng đá như hình phần đầu của một chú chim Két, vì vậy mà người ta thường gọi ngọn núi này với cái tên khác là núi Ông Két.

Anh Vũ Sơn sở hữu nhiều phiến đá tự nhiên vơi tạo hình độc đáo và xinh xắn, gây ấn tượng với du khách. Trong đó có một phiến đá có hình dáng như chiếc thuyền độc mộc nằm ở lưng chừng núi. Khi trèo đến gần đỉnh Anh Vũ Sơn, tầm nhìn rộng mở hơn, bạn có thể nhìn thấy bao quát cả một vùng đồi núi xa xa và những thửa ruộng xanh mướt.

Núi ông Két được biết đến là nơi tu hành của nhiều cao nhân trước đây, trên núi két cũng có hơn 20 điểm thăm quan lớn nhỏ khác nhau gắn với nhiều truyền thuyết lịch sử, tôn giáo vùng Thất Sơn. Hàng năm khu du lịch núi Ông Két đón ngày trăm ngày lượt du khách về hành hương khấn vái.

6. Thiên Cấm Sơn (Núi Cấm)

Thiên Cấm Sơn hay còn gọi là núi Ông Cấm, là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn đồng thời cũng là ngọn núi thiêng nhất trong bảy vùng núi tại An Giang. Thiên Cấm Sơn sở dĩ có cái tên như vậy là vì nó gắn liền với truyền thuyết khi xưa. Thời vua Gia Long bị thất trận, quân Tây Sơn truy nã nên ngài đã lên đến nơi này ẩn náu. Để tránh bị lộ nên các quan địa phương cấm không cho người dân lên đây. Cũng từ đó mà ngọn núi này có tên là núi Ông Cấm hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn.

Trên Thiên Cấm Sơn có một hồ nước thiên nhiên vừa rộng vừa đẹp, dòng nước trong, tên gọi Thủy Liêm hình thành nên điểm du lịch sinh thái, sơn thủy hữu tình, hút khách du lịch bốn phương đổ về đây tham quan và thư giãn. Thời điểm tốt nhất để leo lên đỉnh Thiên Cấm Sơn là vào buổi sớm khi mà sương rơi trắng xóa. Khách du lịch đến đây, nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị lạc, lạc chân vào cõi bồng lai. Lúc này, bình minh còn chưa ló dạng, không khí trong rừng còn khá âm u, mờ ịt, rừng núi yên tĩnh đến rợn người. Dĩ nhiên, nếu đi vài ba người thì cảnh vật lại mang chút gì đó phiêu miểu, sương mù cứ cuồn cuộn bay lên trên đỉnh núi.

7. Phụng Hoàng Sơn (Núi Cô Tô)

Phụng Hoàng Sơn hay còn gọi là núi Cô Tô, là ngọn núi có chiều dài xếp thứ ba trong dãy Thất Sơn, sau Ngọa Long Sơn và Thiên Cấm Sơn. Theo truyền thuyết xưa kia, ở ngọn núi này có rất nhiều loại thú quy tụ về đây trú ngụ. Trong đó có loài chim Phụng là nhiều nhất. Hơn nữa, hình dáng của núi rất đẹp nhưng chim Phụng nên người ta mới đặt tên cho ngọn núi này là Phụng Hoàng Sơn.

Phía dưới chân núi là hồ nước, từ hồ Suối Vàng chảy ra. Trên là dòng suối với vách đá thẳng, đứng cao sừng sững. Buổi chiều, khi hoàng hôn buông xuống, có rất nhiều khách du lịch An Giang và người dân địa phương đến đây để hóng gió, cảm thụ không khí trong lành, tươi mát.