Trong cuộc sống thực một nhân tố cực kỳ quan trọng sẽ ảnh hưởng và quyết định bạn không gì khác chính là môi trường xung quanh. Và đôi khi ranh giới giữa cái tốt và cái xấu sẽ mỏng manh hơn những gì bạn tưởng tượng. Cuốn sách “Không phải sói nhưng cũng đừng là cừu” đến từ tác giả Lê Bảo Ngọc sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những khía cạnh sắc sảo phía sau những nhận định đúng, sai đơn thuần của mỗi người.
Tin bài khác:
Xây dựng tư duy tích cực thông qua 4 tựa sách quen thuộc
Phụ nữ thông minh không ở góc văn phòng
Thật sự thế nào mới là người tốt?
Hiểu một cách đơn giản tựa đề của cuốn sách như muốn nói rằng “Đừng suy nghĩ quá độc hại để trở thành kẻ xấu nhưng cũng đừng quá ngây thơ để trở thành một người dễ bị hãm hại”. Việc đánh giá đơn giản, một chiều có thể gây nên những tổn thương lớn lao cho người khác và có thể quay lại trả đòn chính bản thân của chúng ta lúc nào không biết được.
Thực tế, luôn có nhiều kẻ muốn lợi dụng lòng tốt của người khác và khiến họ tin tưởng để rồi nhận lại muôn vàng sự thất vọng. Và dường như tiêu chí để đánh giá mọi thứ là “người khác nghĩ gì”. Vì thế đừng bao giờ làm người tốt trong mắt người khác hãy là người tốt trong chính con người bạn. Nội dung sách tác giả đã vạch rõ rằng “thật sự thế nào mới là người tốt”, ngây thơ và xấu xa có ranh giới rõ ràng như thế không, rốt cuộc bạn có là người tốt như mình vẫn luôn nghĩ?
Đúng và sai đôi lúc là không tồn tại
Trong thời đại mà mọi thứ đều rất chóng vánh này, ranh giới giữa tốt và xấu, đúng và sai đôi lúc là không tồn tại. Cái tốt mà chúng ta nghĩ, hóa ra lại là xấu trong mắt người khác. Cái đúng ở thời điểm này đến một thời điểm khác lại trở thành sai khiến bản thân cảm thấy tốt đẹp hay xấu xa thật khó phân định. Có những khi đức tính tốt đẹp của con người lại là một hố sâu khiến bản thân tự chôn vùi mình. Tại sao giá trị cá nhân của bản thân lại dựa vào sự đánh giá của ai đó. Đôi lúc đúng sai sẽ không tồn tại trong suy nghĩ của bạn mà hãy nhận định vào bản thân. Chính sự tư duy cũ đã vô tình khiến cho những người ngây thơ lựa chọn sai khi phải đối mặt với các tình huống.
Học cách chấp nhận những sai lầm
Cuốn sách được cho là sự giao thoa giữa các quan điểm cũ và mới giúp bạn kiến tạo ra tư duy, vun đắp thêm nhiều giá trị cho bản thân. Điều mà chúng ta nên suy ngẫm rằng nếu muốn bản thân luôn cảm thấy tốt hơn thì chúng ta cần nhìn nhận về vấn đề của bản thân và mọi người xung quanh để hiểu hơn về chúng. Đôi khi trong cuộc sống bạn phạm phải một sai lầm nào đó và khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn những gì mình tưởng tượng và tất nhiên sẽ không có một phép màu nào khiến bạn sửa chữa sai lầm. Điều mà bạn làm bây giờ là học cách chấp nhận.
Ranh giới giữa tốt và xấu có thật sự tồn tại?
Cuốn sách “Không phải sói nhưng cũng đừng là cừu” của tác giả Lê Bảo Ngọc sẽ khiến cho người đọc có nhiều góc nhìn hơn khi đối mặt với những việc xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Và là câu trả lời thấu suốt khiến bạn phải đặt ra câu hỏi cho lối tư duy bấy lâu bạn luôn nghĩ là đúng. Bạn sẽ là người giải phóng chính mình, khỏi gông xiềng của định kiến, quy chuẩn cũ kĩ vốn được thiết lập lên để mang lại lợi ích cho kẻ khác. Và bạn sẽ không còn phải lăn tăn giữa tốt và xấu giữa sói hay cừu vì điều đó là không quan trọng.
Do đó, bạn không cần phải lọc lõi như sói, nhưng hãy thoát khỏi tâm lý của cừu non ngây thơ. Lòng tin của bạn là thứ rất quý giá, xin đừng phung phí. Và nhớ nhé khi trực giác cảnh báo nguy hiểm hãy tin ở nó. “Không phải sói, cũng đừng là cừu” – cuốn sách đập tan những định kiến cũ kỹ, kiến tạo tư duy và giúp bạn xây dựng lại chính mình.