ĐỜI SỐNG

Thường xuyên mất ngủ, nguyên nhân do đâu?

Thành Nhân • 12-09-2022 • Lượt xem: 312
Thường xuyên mất ngủ, nguyên nhân do đâu?

Mất ngủ thường xuyên mang tới những hệ quả nhất định đối với tinh thần và cơ thể của mỗi người. Dưới đây là những điều mà cơ thể con người sẽ gặp phải nếu tình trạng này kéo dài.

Bạn nên biết rằng, sau một ngày cơ thể phải hoạt động, làm việc, não bộ phải điều phối rất nhiều hoạt động cũng như sự suy nghĩ thì giấc ngủ là quãng thời gian để cơ thể được "sạc" thêm năng lượng và hồi phục. Chính vì vậy mà nếu giấc ngủ bị thiếu hụt, não bộ sẽ ảnh hưởng, sức lực cũng vơi cạn.

Mất ngủ một đêm hay khó ngủ một vài ngày khác với trạng thái mất ngủ thường xuyên. Mất ngủ liên tục kéo dài được gọi là mất ngủ mạn tính. Đây cũng chính là hiện tượng rối loạn giấc ngủ, từ đó làm cho người bị mất ngủ ngủ chập chờn, hay bị tỉnh giữa chừng giấc.

Hãy tìm hiểu những nguyên nhân dưới đây để tìm ra cách khắc phục chứng mất ngủ mạn tính

Dùng cà phê quá nhiều

Khi chúng ta uống một ly cà phê, để cơ thể có thể tiêu thụ được lượng caffeine có trong đó, thì hệ tiêu hóa phải mất khoảng 50 - 60 phút để đào thải caffeine ra khỏi cơ thể. Nguyên nhân này làm cho con người cảm thấy tỉnh táo hoặc hưng phấn khi uống cà phê. Chính vì vậy, người ta chỉ nên uống cà phê vào buổi sáng, thay vì uống vào cữ chiều tối, vì khoảng cách thời gian từ lúc này tới khi đi ngủ sẽ ngắn hơn so với tính từ thời điểm 8 hoặc 9 giờ sáng. Do vậy, cơ thể tỉnh táo sẽ bị "lãng quên" giấc ngủ, rối loạn đồng hồ sinh học. Dần dà, nhịp sống bị ảnh hưởng và thay đổi dẫn tới mất ngủ nhiều hơn.

Sức khỏe tâm thần bị ảnh hường

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho chúng ta thường xuyên cảm thấy bế tắc, chán nản, trầm cảm, căng thẳng. Nếu nhiều ngày bạn để cho tinh thần của mình trong trạng thái này và không có cách giải tỏa, rồi đem theo luôn cả những cảm xúc, tâm trạng tiêu cực ấy vào giấc ngủ. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản khiến cho giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.

Hình minh họa

Ảnh hưởng của một số loại thuốc

Một số thuốc chữa bệnh như thuốc giảm đau, thuốc dị ứng... đều có thể gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ. Đây được xác định là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng khó ngủ.

Bệnh lí mãn tính gây khó ngủ

Bệnh dạ dày như trào ngược dạ dày, khiến trong lúc ngủ bạn bị trào dịch từ dạ dày lên, cũng làm tỉnh giấc giữa chừng hoặc khó ngủ. Hay như bệnh viêm khớp làm đau nhức xương khớp, gây trằn trọc khó ngủ.

Thường xuyên mất ngủ sẽ bị ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Khi cơ thể trong tình trạng một thời gian dài không ngủ hay khó ngủ, nhiều căn bệnh âm thầm sẽ tìm tới. Dưới đây là một số bệnh bạn nên lưu tâm.

Cơ thể dễ tăng cân: Không ai muốn cân nặng của mình đột ngột tăng. Mất ngủ thường xuyên làm cơ thể bị căng thẳng, kéo theo mệt mỏi. Từ đó các cơ quan không hoạt động tốt được chức năng của mình, dẫn tới mỡ thừa không tiêu hao được do calo không được tiêu thụ, gây nên tăng cân. Mất ngủ, khiến bạn sẽ tìm tới những công việc hoạt động não bộ nhiều hơn. Sau đó sẽ thấy thèm ăn và việc ăn đêm diễn ra đều đặn hơn, khiến cân nặng theo đó tăng lên. Đây được gọi là tăng cân không kiểm soát.

Hình minh họa

Ảnh hưởng tới tim mạch: Khi mất ngủ mạn tính, thần kinh giao cảm sẽ hoạt động nhiều hơn, các mạch máu bị co lại, huyết áp tăng. Những thay đổi này làm cho hệ tim mạch cảm thấy bị áp lực, chức năng tim bị ảnh hưởng không tốt. Mất ngủ cũng khiến cơ thể luôn mất sự cân bằng, insulin tăng để ổn định đường huyết, từ đó tim sẽ bị ảnh hưởng theo.

Làn da xấu đi: Nhìn da mặt sẽ cho chúng ta biết được sức khỏe tương đối của một người. Nếu da nhợt nhạt, xanh xao cũng chính là vì cơ thể không được "bổ sung" giấc ngủ đầy đủ. Khi ngủ ít, hormone sinh trưởng bị hạn chế, ngược lại cortisol là một dạng hormone căng thẳng sẽ được sản sinh nhiều hơn. Do đó làm cho biểu bì yếu hơn, khả năng tự bảo vệ và đàn hồi của da kém dần.