VĂN HÓA

Tục chơi chữ ngày Tết xưa và nay

Thúy Vy • 07-01-2023 • Lượt xem: 1343
Tục chơi chữ ngày Tết xưa và nay

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, khắp các nẻo đường, nhiều ông đồ bày bút, giấy niềm nở đón người đến xin chữ. Phong tục này đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong những ngày đầu xuân. Những năm gần đây, việc chọn chữ trên đồ vật để chơi Tết đã trở thành xu hướng. Không chỉ để trang hoàng nhà cửa đón xuân mà còn gửi gắm lời chúc cho một năm mới. 

Tục xin chữ đầu năm

Với tục khai bút đầu năm, xin chữ trong ngày Tết thể hiện truyền thống “tôn sư, trọng đạo”, tôn trọng chữ nghĩa, tôn trọng học thức của người xưa, cũng như những mong cầu cho cả năm gặp nhiều may mắn, tốt lành. Nguồn gốc của tục xin chữ xuất phát từ Nho giáo, đến nay khi việc học ngày càng được chú trọng thì tục xin chữ ngày càng được quan tâm. 

Chỉ có tôn trọng đạo lý, kính trọng thầy cô, chúng ta mới có thể tiến bộ hơn nữa trên con đường học tập như ông cha ta đã kết tinh trong câu ca dao: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Chữ, nhất là chữ Nho,thời đại trước rất được coi trọng. Con chữ không chỉ là phương tiện biểu đạt thông tin, nó còn thể hiện tư cách, phẩm giá của một con người. 

Đào Phù tượng trưng cho hai vị thần Thần Tú và Uất Lũy ma quỷ vô cùng sợ. Sau đó, có một sự thay đổi lớn khi người ta thay thế hai vị thần bằng câu đối. Tiếp đến thay thế gỗ bằng giấy hồng điều. Vẫn theo quan niệm của người phương Đông, màu đỏ là màu của máu, của sự tái sinh cũng là màu tượng trưng cho sự may mắn. Khi nền văn hóa này du nhập vào Việt Nam, nó đã được Việt hóa để phù hợp với văn hóa và phong tục Bách Việt. 

Chơi chữ trên vật phẩm Tết

Không còn đơn thuần xin chữ trên giấy bản đỏ, treo trước nhà, ngày nay con người còn muốn những con chữ xuất hiện trên các vật phẩm trang trí nhà ngày Tết. Văn tự ghi trên các đồ vật ngày Tết rất đa dạng, được viết theo thể thảo, lối chân, triện, lệ để tạo thêm yếu tố bắt mắt. Hầu như cứ đến Tết, nhà nào cũng có ít nhất 1 đồ vật có in chữ. 

Các chữ Hán Việt có thể kể đến các câu thông tục như: mã đáo thành công, phát tài, phát lộc, an khang thịnh vượng, đa phúc đa tài đa phú quý, cung chúc tân xuân,...  Tuy hiếm nhưng một số câu chúc thuần Việt cũng xuất hiện tại các cửa hàng bán đồ trang trí Tết như: chúc Tết trăm điều như ý, tiền vào như nước, đào hồng khoe sắc đón xuân sang... Ngoài những câu chúc có vần điệu như trên, câu chúc hút khách còn có những nét chữ riêng như Phúc, An, Tết, Lộc, Tấn. Tất cả đều thể hiện mong muốn có một năm mới thịnh vượng và suôn sẻ.

Ngày nay con người còn muốn những con chữ xuất hiện trên các vật phẩm trang trí nhà ngày Tết

Chữ ngày Tết như "Xuân Huy"

Nói về vai trò của chữ viết ngày đầu năm, Luận văn về Tết của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng có đoạn: “…Ngoài việc dùng lời để chúc nhau, người ta còn huy động thông qua các phương tiện khác, từ chữ viết, chữ đến câu đối, tranh ảnh...

Những hình thức thể hiện lời chúc, lời cầu mong này ngoài việc chuyển tải nội dung chúc mừng năm mới mà còn là những tác phẩm nghệ thuật tạo nên sắc màu Tết vui tươi, rực rỡ, được gọi chung là “Xuân Huy” của mỗi gia đình. 

Trong cuốn Phong tục miền Nam, nhà nghiên cứu Vương Đằng đã viết: “Riêng về câu đối Tết, chúng tôi thấy người Nam dùng ít hơn người Bắc, nội dung cũng giống như miền Bắc và miền Trung (chỉ khác cách đọc: phúc thành phước, thịnh thành thạnh,...)

Theo ông, liễn, câu đối Tết ở miền Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ngày càng ít được người dân coi trọng, vì hầu hết đều viết bằng chữ Hán: đại đa số người dân mua câu đối của thầy đồ vào dịp Tết viết bán ngoài đường, đem về treo, dán cho vui cửa vui nhà. Hoặc mua vật phẩm có dán chữ về chủ yếu để trang trí cho rậm đám.

Có thể thấy người miền Nam không chú trọng đến việc xin chữ vào dịp đầu năm, nhưng không hẳn là quá sơ sài. Treo tranh chữ trong ngày Tết luôn là thú vui ăn sâu vào tiềm thức của người dân. 

Ngày xưa, xin chữ là một sự kiện vô cùng đặc biệt, người đi xin chữ thường chọn ngày, chọn hướng, đến gặp những ông đồ đáng tin cậy, có một đời đáng kính để noi theo và học tập. Người ghi chép phải là những nhà Nho, những người thầy có danh tiếng, có đức độ, có học thức, văn hay hoặc chăm chỉ, có thể là thầy giáo ở làng xã, phố thị, phải là những người “nức tiếng núi sông”... Người xin chữ vừa mong được chúc phúc từ người cho chữ, vừa xin chữ hợp với nguyện vọng của bản thân và gia đình.

Ngày xưa, xin chữ là một sự kiện vô cùng đặc biệt

Tết đang đến gần, một năm mới sắp đến. Người ta rủ nhau đi xin may đầu năm. Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, người ta vẫn nhớ đến nét đẹp văn hóa này là một điều vô cùng đáng trân trọng. Tuy nhiên, tục xin chữ cần được tôn trọng, giữ gìn và phát huy theo đúng nghĩa nhân văn của phong tục này.