ĐỜI SỐNG

Vì sao chủng người Neanderthal thông minh lại bị tuyệt chủng cách đây 30.000 năm?

Bá Phúc • 19-10-2023 • Lượt xem: 1615
Vì sao chủng người Neanderthal thông minh lại bị tuyệt chủng cách đây 30.000 năm?

Được phát hiện hóa thạch đầu tiên ở thung lũng Neander (Đức) vào năm 1856, người Neanderthal được xem là một loài thuộc nhóm Homo sapiens thời đầu. 

Người Neanderthal thuộc nhóm người cổ đại sống cùng thời với tổ tiên loài người ở châu Âu và châu Á. Với cơ thể khỏe mạnh cùng với bộ não thông minh, họ có thể chế tạo ra nhiều công cụ từ các vật liệu thô sơ như búa, giáo, gậy gộc,… thậm chí là lửa và thảo dược. 

Theo một số nhà khoa học, người Neanderthal còn có khả năng tự tạo ngôn ngữ, nghệ thuật và tôn giáo riêng. Nhưng, đến tận bây giờ, các nhà khoa học vẫn chưa thể trả lời được câu hỏi vì sao chủng người thông minh nay là biến mất cách đây 30.000 năm? Họ đã từng chạm trán với tổ tiên chúng ta và đã bị đánh bại chăng? Hay là do sự biến đổi khí hậu, dịch bệnh?

Nghiên cứu về loài người Neanderthal

Theo một số nghiên cứu cho thấy, khoảng 430.000 năm trước, người Neanderthal đã tách biệt khỏi tổ tiên Homo Heidelbergensis và dần dần di cư rộng khắp châu Âu, châu Á và Bắc Phi. Các nhà nghiên cứu công bố, người Neanderthal có cấu tạo xương dày, chân tay ngắn và hốc mũi lớn, do đó nơi ở thích nghi của họ thường là trong môi trường giá lạnh. Bên cạnh đó, não của người Neanderthal có thể tích lớn hơn so với người hiện đại, bao gồm: não loài nam có kích thước là 1.600 cm và nữ là 1.300 cm.

Ngoài ra, nền văn hóa Moustier thuộc thời đại Cổ sinh của Neanderthal rất tiến bộ. Họ có kỹ năng tạo ra lựa, dựng trại, chế tạo quần áo và dụng cụ, sử dụng thảo dược để chữa bệnh, tích trữ thực phẩm, nắm vững nhiều kỹ thuật nấu nướng,… Nguồn thức ăn của người Neanderthal thường là những loài động vật móng guốc, động vật có vú, thủy sinh hay chim,...

Mang sẵn gen nghệ thuật cao, người Neanderthal có thể tự trang trí lên quần áo bằng lông chim, chế tạo các loại nhạc cụ bằng xương và thu thập pha lê, hóa thạch, chạm khắc trên đá,… Theo nhóm nghiên cứu, họ đã từng tìm thấy và ước tính những loại dụng cụ này trong các hang động thuộc thời niên đại Tây Ban Nha cách đây 65.000 năm trước.

Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học chỉ ra, người Neanderthal có khả năng sử dụng ngôn ngữ và tôn giáo riêng. Cấu trúc xã hội của họ tương đối bình đẳng, không có người lãnh đạo hay phân biệt giai cấp rõ ràng. Người Neanderthal sống nương tựa, chăm sóc lẫn nhau, thường xuyên giúp đỡ chủng loài bị thương hoặc dị tật. 

Người Neanderthal

Sự liên kết mối quan hệ giữa người Neanderthal và loài người

Theo các nhà nghiên cứu sử học, người Neanderthal và tổ tiên loài người có mối quan hệ tương đối phức tạp, liên quan đến các vấn đề như cạnh tranh, hợp tác và giao phối với nhau. Tổ tiên loài người từng tiếp xúc với tộc Neanderthal tại châu Phi cách đây khoảng 200.000 năm trước. Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng lãnh thổ, hai loài người đã xảy ra xung đột để giành khu vực, tài nguyên, lãnh thổ,… 

Tuy nhiên, một số ít của hai loài người vẫn có thể chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi như trao đổi công cụ, thức ăn, kiến thức và thậm chí là lai phối với nhau. 

Vào năm 2010, một đội nghiên cứu đã công bố báo cáo sơ bộ về Dự án gen người Neanderthal. Theo đó thì có 1 – 4% gen của người Neanderthal có ở gen của người hiện đại ở châu Âu, châu Á và 0,3% có ở gen người Châu Phi. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thể kết luận, giữa người Neanderthal và loài người có chung tổ tiên và là họ hàng gần. 

Mối liên quan giữa người Neanderthal và tổ tiên loài người

Vì sao người Neanderthal tuyệt chủng?

Để tìm ra lời giải đáp, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết như sau:

Cạnh tranh thay thế

Tổ tiên loài người có khả năng thích ứng tốt hơn với môi trường, đồng thời có tính hợp tác và tư duy liên tục đổi mới so với người Neanderthal. 

Bên cạnh đó, sự lai tạo giữa tổ tiên loài người và người Neanderthal đã bị pha loãng trong đồng hóa gen, nên gen của họ đã bị biến mất vĩnh viễn.

Việc cạnh tranh và lai tạo với tổ tiên loài người khiến chủng người Neanderthal bị tuyệt chủng

Biến đổi khí hậu

Tuy thích nghi với môi trường lạnh giá, nhưng người Neanderthal rất khó khăn khi gặp hiện tượng nắng nóng và hạn hán. Điều này dẫn đến nguồn thức ăn của họ bị suy giảm trầm trọng kèm với đó là không gian sống dần bị thu hẹp. 

Khí hậu chuyển biến thất thường khiến khả năng thích nghi của người Neanderthal không kịp phản ứng.

Bệnh tật

Người Neanderthal thường xuyên mắc phải các căn bệnh chết người như bệnh lao, phong cùi,… từ động vật. 

Bệnh tật lây từ động vật là nguyên nhân khiến người Neanderthal biến mất.

Về dân số

Tổng dân số của người Neanderthal luôn ở mức thấp, điều này khiến họ dễ bị tuyệt chủng khi có thảm họa, dịch bệnh hay một số các yếu tố bất ngờ ập đến. 

Dân số người Neanderthal rất ít nên dễ tuyệt chủng khi bất ngờ bị thiên tại, thảm họa.

Do đó, các nhà khoa học vẫn chưa thể có những bằng chứng rõ ràng để giải thích cho sự tuyệt chủng của loài người Neanderthal. Tuy vậy, một số khác lại cho rằng việc người Neanderthal bị diệt vong không phải do duy nhất một nguyên nhân mà nó có thể là kết quả của nhiều yếu tố khách quan nào đó và họ chưa thể lý giải được.